NHỮNG TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THANG MÁY BẠN CẦN BIẾT

Là thiết bị có công năng vận chuyển người, bởi vậy thang máy có quy định, yêu cầu nghiêm ngặt khi lắp đặt, thi công. Sau đây, hãy cùng Thang Máy Lên Vũ tìm hiểu nhé.

NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ THANG MÁY AN TOÀN 

Theo Quy định của Nhà nước thì thang máy là loại thiết bị đặc thù, có yêu cầu nghiêm ngặt về sản xuất, lắp đặt, sử dụng. Do đó tất các các loại thang máy trước khi đưa vào sử dụng cần được tiến hành kiểm định.

1. TCVN 6396-28:2013: Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy

TCVN 6396-28:2013 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tương đương với EN 81-28:2003 và đây là một trong những bộ tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với ngành công nghiệp sản xuất thang máy Việt Nam

Những tiêu chuẩn Việt Nam về thang máy bạn cần biết

Tiêu chuẩn TCVN 6396-28:2013 bao gồm các phần:

  • TCVN 6395:2008: Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  • TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998), Thang máy thủy lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  • TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy
  • TCVN 6396-28:2013 (EN 81-28:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy chở người và hàng
  • TCVN 9396-58:2010 (EN 81-58:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Kiểm tra và thử
  • TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng
  • TCVN 6396-71:2013 (EN 81-71:2005/Amd 1:2006), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng
  • TCVN 6396-80:2013 (EN 81-80:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy đang sử dụng

2. TCVN 6395:2008: Thang máy điện – Yêu cầu về an toàn và lắp đặt

Bộ tiêu chuẩn TCVN 6395 : 2008 được ban hành để trhay thế cho TCVN 6395 : 1998, biên soạn dựa trên cơ sở của EN 81-1 : 1998 do Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

Thang máy điện – Yêu cầu về an toàn và lắp đặt

Phạm vi áp dụng là ” Tiêu chuẩn này áp dụng cho thang máy điện, lắp đặt cố định, phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin được thiết kế để chở người hoặc chở hàng có người đi kèm, được treo bằng cáp hoặc xích, di chuyển theo ray dẫn hướng đặt đứng hoặc nghiêng không quá 150 so với phương thẳng đứng

Vào ngày 12/10/2018, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ban hành thông tư số 15/2018/TT-BLĐTBXH về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình” với một số nội dung chính như sau:

  • Tải trọng thang máy không nhỏ hơn 200kg/m2 sàn cabin. Tối thiểu là 115kg.
  • Khi cabin dừng ở tầng thấp nhấp thì khoảng cách từ phần thấp nhất của đáy cabin xuống đến giảm chấn không được nhỏ hơn 250mm và không được lớn hơn 750mm.
  • Khoảng cách theo phương ngang giữa cabin và vách hố thang máy, khoảng cách giữa cabin với đối trọng không nhỏ hơn 20mm
  • Khoảng cách giữa sill cửa tầng và sill cabin không lớn hơn 30mm
  • Chiều cao cửa thang máy gia đình phải lớn hơn hoặc bằng 1850mm
  • Chiều thông thủy cabin không nhỏ hơn 2m
  • Diện tích sàn cabin không lớn hơn 1.6 m2 và kích thước cabin thang máy không có chiều nào nhỏ hơn 0.6m
  • Về kiểm định: Trong điều kiện bình thường, không quá 3 năm kiểm định 1 lần. Thang trên 10 năm kiểm định 2 năm/lần.

Những yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy

TCVN 6904: 2001: áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng;
  • Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa trung tu và đại tu;
  • Sau khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
  • Hết hạn giấy phép sử dụng;
  • Theo yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn lao động.

3. TCVN 6396: 1998 Thang máy thuỷ lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6396 : 1998 do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn EN 81 : Part 2 : 1987 áp dụng với các loại thang máy thuỷ lực loại I, II, III và IV phân loại theo TCVN 5744 : 1993.

TCVN 6905: 2001: Quy định phương pháp thử các yêu cầu về an toàn, cấu cạo và lắp đặt thang máy thuỷ lực.

Tiêu chuẩn trích dẫn là TCVN 6396: 1998 Thang máy thuỷ lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

Thang máy thuỷ lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

4. TCVN 5866 : 1995: Thang máy – Cơ cấu an toàn cơ khí

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các loại thang máy được phân loại và định nghĩa theo TCVN5744:1993 và quy định yêu cầu an toàn đối với các cơ cấu như; Bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng) cơ cấu hãm bảo hiểm cabin (đối trọng); giám chấn cabin (đối trọng); khóa tự động của tầng.

Các nội dung cơ bản của TCVN 5866 : 1995 như sau:

  • Yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng)
  • Yêu cầu đối với cơ cấu hãm bảo hiểm của cabin
  • Yêu cầu đối với giảm chấn và cữ chặn của cabin
  • Yêu cầu đối với khóa tự động của cửa tầng

Phía trên, Thang Máy Lên Vũ đã giới thiệu đến bạn đọc những tiêu chuẩn phù hợp cho thang máy theo quy định. Dựa vào những tiêu chuẩn nghiêm ngặt kể trên khi lắp đặt sẽ giúp thang máy hoạt động ổn định, bền lâu và đảm bảo an toàn.

Liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn – hỗ trợ nhiệt tình nhất❗
☎ Điện thoại: 083 867 9999
🏚 Địa chỉ: 059 Kim Hoa – P. Kim Tân, TP. Lào Cai
🌏 Website: www.thangmaylaocai.vn
📩 Email: info@thangmaylaocai.vn

Thêm Bình Luận

Mọi thông tin của quý khách hàng đều được bảo mật. Các trường là bắt buộc *