Khi chọn mua thang máy, gia chủ cần tìm hiểu kỹ về các thông số kỹ thuật thang máy gia đình để có quyết định đúng đắn và phù hợp với nhu cầu và điều kiện lắp đặt của mình. Cùng Lên Vũ tham khảo các thông số kỹ thuật dưới đây nhé.
1. Tải trọng
Tải trọng là khối lượng lớn nhất (tính bằng kilogam) mà thang máy có thể tải được trong 1 lần di chuyển. Con số này có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình. Đây được coi là thông số kỹ thuật thang máy gia đình cần quan tâm đầu tiên khi chọn mua thang máy gia đình.
Tải trọng càng cao, yêu cầu về không gian càng lớn, chi phí càng cao.Chọn tải trọng cần phải phù hợp với mục đích sử dụng cũng như số lượng người sử dụng để vừa thuận tiện di chuyển vừa tránh lãng phí không cần thiết.
Đối với những căn nhà nhỏ, thang máy thường được thiết kế trong lòng thang bộ, tải trọng phổ biến nhất là 250kg (cho 3 – 4 người đi). Đối với những ngôi nhà lớn hơn, cần sự đa năng hơn chúng ta có thể nghĩ đến tải trọng từ 450 kg trở lên cho khoảng 6 – 7 người đi.
Ngoài ra, tải trọng cũng ảnh hưởng đến kích thước thang. Tải trọng càng cao thang sẽ có kích thước càng lớn. Điều này liên quan đến diện tích cần lắp đặt và chi phí ban đầu.
Nói thêm về khái niệm giếng thang để quý khách hình dung ra, là phần không gian hình lăng trụ (tròn, bát giác, tam giác) để cabin thang máy có thể hoạt động lên xuống. Kích thước giếng thang là kích thước mặt cắt ngang của giếng thang, bao gồm phần kết cấu khung và cabin thang máy.
2. Chiều sâu hốt PIT
Phần giếng thang thường được thiết kế âm sàn so với tầng thấp nhất, có tác dụng chứa phần đáy cabin/ sàn thang khi thang máy xuống tầng đầu tiên trong hành trình thang, được gọi là hố pit.
Trong hệ thống thang máy gia đình, thang máy công nghệ cáp kéo thường yêu cầu về chiều sâu hố pít lớn hơn so với thang thủy lực.
Điều này bạn phải lưu ý khi lựa chọn loại thang phù hợp, đặc biệt là khi bạn cải tạo nhà, không muốn hoặc không thể đào sâu hố pít do vướng các công trình ngầm hoặc bạn cần lắp thang máy từ tầng 2 trở lên.
Thông thường, các loại thang máy trên thị trường yêu cầu chiều sâu hố pit từ 15cm-60cm. Con số này nhiều khi gây trở ngại trong việc lắp đặt thang vì có thể ảnh hưởng đến cấu trúc ban đầu của ngôi nhà.
3. Chiều cao tầng trên cùng
Hay còn được gọi là chiều cao tầng OH (Over Head). Tầng trên cùng của tòa nhà lắp đặt thang máy phải cao hơn các tầng khác Ngoài ra, chiều cao tầng OH giúp việc bảo trì, sửa chữa các thiết bị thuận tiện hơn.
Chiều cao tầng trên cùng phụ thuộc vào công nghệ thang máy, loại thang có phòng máy, hay không có phòng máy cũng như vị trí lắp đặt.
4. Nguồn cấp điện cho thang máy
Thang máy có thể sử dụng nguồn điện 1 pha (220V) hoặc 3 pha (380V) tuỳ theo mức tải trọng và chiều cao hành trình của thang.
Với những ngôi nhà không quá 6 tầng, trọng tải thang ở mức vừa phải khoảng 300-400kg, thang máy dùng điện 1 pha vẫn an toàn và đảm bảo tốc độ cũng như công năng sử dụng. Ngoài ra, việc dùng điện 1 pha còn không yêu cầu thủ tục rườm rà và giảm thiểu điện năng.
Tuy nhiên có những trường hợp bắt buộc gia chủ phải làm thủ tục sử dụng điện 3 pha để đảm bảo thang máy hoạt động tốt, đặc biệt đối với những dòng thang tải trong cao, yêu cầu nguồn điện khoẻ như dòng thang máy tải trọng trên 500kg.
Trên đây chỉ là một vài thông tin cơ bản về thông số kỹ thuật thang máy gia đình mà gia chủ cần quan tâm trước khi lắp đặt trước khi đưa ra quyết định để lựa chọn chiếc thang máy phù hợp với nhu cầu khả năng của mình.
Để được tư vấn chi tiết hơn nữa hãy liên hệ với Lên Vũ theo số hotline 0838 67 9999.
Thêm Bình Luận