z3466871133548_03a7decc3efe57ae8e6469231cd3dd6d

Quy trình bảo dưỡng thang máy chuyên nghiệp đúng chuẩn kỹ thuật

Thang máy là thiết bị di chuyển giữa các tầng trong cùng một tòa nhà và được sử dụng rất nhiều. Vì vậy cần phải được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về quy trình bảo dưỡng thang máy đúng chuẩn kỹ thuật.

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng thang máy

Để thang máy hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ thì việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên là điều nên làm. Việc bảo trì còn giúp phát hiện ra sự cố hỏng hóc của thang máy. Từ đó dễ dàng tiến hành sửa chữa kịp thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là các bước thực hiện kiểm tra bảo trì thang máy.

Bước 1: Kiểm tra và vệ sinh buồng thang máy

  • Các bạn tiến hành kiểm tra điện áp nguồn và các thiết bị đóng ngắt điện nguồn xem có an toàn không.
  • Kiểm tra tủ điều khiển xem các thiết bị aptomat, rơ le, quạt,.. có bị hỏng hóc gì không.
  • Siết chặt lại các vít kẹp đầu dây điện với các đầu đấu, thiết bị điện.
  • Kiểm tra bộ cứu hộ xem chế độ nạp điện còn hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra má phanh trái của động cơ có bị mòn không.
  • Kiểm tra mức dầu, chất lượng dầu trong hộp giảm tốc của thang máy có đủ không. Nếu không đủ phải đổ thêm vào.
  • Kiểm tra độ kín khít của các cổ trục và tình trạng của cáp thép, puly.
  • Kiểm tra bộ hạn chế tốc độ, lẫy cơ và công tắc điện xem có sự cố hỏng hóc nào không.
  • Kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ và mức độ thông thoáng của buồng thang máy xem chuẩn không.
  • Kiểm tra các ổ cắm, công tắc, đèn chiếu sáng của thang máy.
  • Kiểm tra cửa ra vào và khóa cửa có chắc chắn không.

Bước 2: Kiểm tra giếng thang và phía bên trên cabin

  • Kiểm tra sự liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ ray.
  • Kiểm tra các bu lông ở chỗ nối ray có bị lỏng không và siết chặt lại.
  • Kiểm tra đầu treo cabin, đầu treo cáp đối trọng và ê cu khóa cáp có bị vấn đề gì không.
  • Kiểm tra độ căng của cáp thép xem đều không.
  • Kiểm tra liên kết giữa các bộ phận dừng tầng và gá; gá và ray có hoạt động chuẩn xác không.
  • Kiểm tra lượng dầu trong hộp cabin, hộp ray có đủ không. Chú ý xem nó có bị đóng cặn không để thay kịp thời.
  • Kiểm tra guốc trượt trên của cabin và đối trọng xem có bị hư hỏng gì không.
  • Kiểm tra các đệm cao su chống rung lắc cabin có bị hỏng không thì tiến hành thay thế ngay để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Kiểm tra các công tắc hạn chế hành trình trên của thang máy còn hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra quạt thông gió đặt trên nóc cabin, đèn chiếu sáng dọc giếng thang còn hoạt động không, nếu không hoạt động thì phải thay thế ngay.
  • Kiểm tra cáp treo quả đối trọng, khóa cửa tầng ở từng tầng xem hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra khe hở của tầng và độ thẳng đứng của các cửa tầng, tiếp điện của các cửa tầng và cáp điện dọc giếng thang có gọn gàng không.

Bước 3: Kiểm tra đáy giếng thang và phía bên dưới cabin

  • Tiến hành xem xét các công tắc hạn chế hành trình dưới.
  • Kiểm tra liên kết giữa công tắc và giá đỡ, giữa giá đỡ với ray.
  • Kiểm tra xem má phanh trái, má phanh phải ở dưới cabin có bị mòn không, có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc.
  • Kiểm tra guốc trượt dưới của cabin, đối trọng xem có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra chỗ treo và chỗ cố định cáp dẹt.
  • Xem kỹ công tắc bộ giảm chấn có bị lỏng ốc vít không thì siết chặt lại.
  • Kiểm tra công tắc và bộ gá công tác quá tải đồng thời siết lại các vít.
  • Kiểm tra công tắc và bộ căng cáp hạn chế hành trình, siết lại các ốc sao cho chặt.
  • Kiểm tra công tắc, ổ cắm và đèn ở đáy giếng thang.
  • Tiến hành vệ sinh hộp chứa dầu thừa ở bên dưới giếng thang và dọn dẹp khu vực đáy giếng thang sao cho sạch sẽ, khô giáo.

Bước 4: Bảo trì bên trong cabin

  • Kiểm tra đèn chiếu sáng, điện thoại nội bộ, chuông cứu hộ có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra bảng điều khiển bên trong cabin có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra rãnh dẫn hướng và sensor an toàn của cửa cabin.

Bước 5: Bảo trì, bảo dưỡng ngoài cửa tầng

  • Kiểm tra bảng điều khiển ở từng tầng xem có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra ray dẫn hướng ở từng tầng.
  • Kiểm tra khóa cửa tầng và khe hở cửa tầng.
  • Chạy thử thang máy để kiểm tra xem có sự cố nào xảy ra không.

Các công việc bảo trì bảo dưỡng thang máy cần thực hiện định kỳ

Những công việc bảo trì hằng tháng

Để đảm bảo thang máy hoạt động tốt và an toàn cho người sử dụng thì cần phải kiểm tra bảo dưỡng định kỳ hàng tháng. Dưới đây là các công việc cần thực hiện.

  • Đối với thang máy có phòng máy thì cần phải khóa cửa chính và cửa sổ, kiểm tra đèn; kiểm tra xem phòng máy có bị thấm nước hay không.
  • Kiểm tra các thiết bị trong phòng máy như máy kéo, động cơ, dầu máy kéo, phanh điện từ, tủ điều khiển có bị lỗi hư hỏng nào không.
  • Kiểm tra xem trong buồng thang các thiết bị như; cửa, thanh safety shoes, các thiết bị khác có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra bảng điều khiển, hộp hiển thị báo cá tầng và báo chiều thang máy có còn hoạt động tốt không. Xem các vis định vị có chắc chắn không, các đèn báo có sáng không.
  • Kiểm tra đèn và các bulong bắt vách buồng thang máy có sáng và chắc chắn không. 
  • Kiểm tra đèn E.Light có hoạt động không, độ sáng của bóng đèn có đủ không.
  • Kiểm tra điện thoại nội bộ có hoạt động không, có bị rè hay nhiễu không.
  • Kiểm tra cửa tầng có hoạt động không. Xem các nút tầng, đèn báo tầng, báo chiều có hoạt động không. Đồng thời vệ sinh bụi đất và cát bám trên sill ở cửa tầng.
  • Kiểm tra lau chùi các đèn báo ở bảng quan sát.
  • Kiểm tra đèn dọc hố thang, hộp đứng đầu xem cao hoạt động tốt không và vệ sinh sạch sẽ hố thang xem nó có bị thấm nước không.
  • Kiểm tra nóc buồng thang xem có bụi bẩn gì không thì vệ sinh và đổ thêm dầu bôi trơn rail. 
  • Kiểm tra cửa thoát hiểm xem có hoạt động không để đề phòng những trường hợp xảy ra sự cố không may xảy ra.
  • Kiểm tra hệ thống door lock có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra các hộp giới hạn tốc độ xem có chính xác không.

Các công việc bảo trì sau 6 tháng

Khi thang máy hoạt động được 6 tháng thì các bạn cần bảo trì, kiểm tra các bộ phận dưới đây để đảm bảo cho nó hoạt động tốt và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

  • Kiểm tra tủ điều khiển và các tủ phụ xem các thiết bị bên trong có còn hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra phanh điện tử có hoạt động tốt không bằng cách vệ sinh, lau dầu mỡ bôi trơn cho các trục, cốt phanh. Kiểm tra lực hút phanh có đạt hiệu quả không và kiểm tra các dây nối.
  • Kiểm tra các tiếp điểm, búa văng, poulie rồi dùng máy bơm mỡ khí nén tra mỡ bôi trơn cho những điểm cần thiết trong bộ governor.
  • Kiểm tra các thiết bị của cửa cabin như bánh xe treo cửa, bánh xe cable, các đầu nối cable và rail cửa xem có hoạt động tốt không. Kiểm tra hộp gate, cam đè hộp gate, bánh xe hộp gate, kiếm cửa, poulie và dây curoa cửa để đảm bảo cửa thang máy hoạt động tốt.

Các công việc bảo dưỡng cần làm sau 12 tháng

Sau khi thang máy hoạt động được 1 năm, các chi tiết thang máy cần được bảo dưỡng để mang lại hoạt động tốt nhất và kéo dài tuổi thọ của thang máy. Để không gặp sự cố đáng tiếc nào thì các bạn cần phải thực hiện các công việc sau đây.

  • Vệ sinh toàn bộ thang máy.
  • Kiểm tra các khớp nối, bạc đạn, poulie, hộp đấu dây, chặn cable của máy kéo xem còn hoạt động tốt không. Kiểm tra xem máy kéo có bị rò rỉ dầu không; động cơ có tiếng ồn bất thường gì không.
  • Kiểm tra dây dẫn điện, đệm đàn hồi, nắp hộp bảo vệ của bộ encoder. Xem kỹ tiếng ồn khi hoạt động của nó.
  • Kiểm tra khoảng cách của kiếm cửa và bánh xe Door lock; khoảng cách giữa kiếm và sill cửa tầng; các phần nhô ra khác của cửa tầng xem đủ an toàn không.
  • Kiểm tra kỹ các bộ phận của phanh điện tử và má phanh xem có hư hỏng gì không.
  • Kiểm tra các ốc bu lông định vị của guốc cửa xem có lỏng không và siết chặt lại. Đồng thời kiểm tra độ mòn của guốc cửa.
  • Kiểm tra thanh Safety Shoes có di chuyển tốt không, có phát ra tiếng động lạ nào không. Kiểm tra các ốc vít định vị và tra mỡ bôi trơn vào các vòng bi, ổ trục truyền động và các đầu nối.
  • Kiểm tra các miếng cao su chặn giới hạn ở cửa tầng có bị mòn, bị hỏng không thì cần phải thay ngay.
  • Kiểm tra xem photocell và cảm biến cửa có nhạy không.
  • Kiểm tra các móng ngựa cáo nhạy không.
  • Kiểm tra xem shoes cabin và đối trọng có tiếng kêu gì không. Có bị mòn ở mặt tiếp xúc với rail và vệ sinh sạch sẽ, bôi trơn dầu mỡ.
  • Kiểm tra xem cable tải có độ căng đều không, có bị rỉ sét hay mòn không.
  • Kiểm tra máng điện và hộp nối dây xem có bị hư hỏng gì không và tiến hành sửa chữa ngay.
  • Kiểm tra công tắc cabin, công tắc chạy tay xem có bị trục trặc gì không.
  • Kiểm tra các công tắc ở hố thang; các thiết bị trên đầu và dưới đáy cabin xem còn hoạt tốt không.
  • Kiểm tra bộ phận phanh an toàn xem có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra các hộp dầu bôi trơn, hộp giới hạn, quạt thông gió có còn tốt không.
  • Kiểm tra định vị 2 đầu và ở giữa của dây travelling cable xem có chắc chắn không. Ngoài ra còn kiểm tra độ chai cứng của vỏ cable, độ võng của đáy thang và các đầu nối.

Bên trên là những chia sẻ của chúng tôi về quy trình bảo dưỡng thang máy đúng kỹ thuật cho các bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn kéo dài tuổi thọ cho thang máy và đảm bảo an toàn cho người dân trong tòa nhà. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì các bạn hãy bình luận ở bên dưới hoặc liên hệ tới số điện thoại 083 867 9999 để được tư vấn nhanh nhất.

—————————-

CÔNG TY TNHH MTV LÊN VŨ

Địa chỉ: 059 Kim Hoa, P. Kim Tân, TP. Lào Cai

Điện thoại: 0838 679999

Website:  https://thangmaylaocai.vn

Thêm Bình Luận

Mọi thông tin của quý khách hàng đều được bảo mật. Các trường là bắt buộc *