vi-tri-lap-dat-thang-may-4

5 vị trí phù hợp để lắp đặt thang máy cho  gia đình

Đâu là vị trí lắp đặt thang máy phù hợp trong gia đình? Cùng Lên Vũ Lào Cai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Trong lòng cầu thang bộ

Đây là vị trí được nhiều gia đình chọn để lắp đặt bởi nó tối ưu được diện tích và công năng ngôi nhà. Đặc biết khi lắp thang máy khung kính ở vị trí này còn giúp ngôi nhà vừa lấy được ánh sáng ở giếng trời vừa làm nổi bật được sự hiện diện của sản phẩm trong ngôi nhà.

Có thể lắp đặt thang máy trong lòng cầu thang bộ tại các nhà sau:

  • Nhà xây dựng mới: ưu thế của nhà xây dựng mới là có thể lựa chọn kiểu dáng, thiết kế của cầu thang bộ và cầu thang máy hài hòa, đồng bộ với chủ đề thiết kế của ngôi nhà.
  • Nhà cải tạo: nhà đang ở có khoảng giếng trời đủ để lắp đặt thang máy.
  • Nhà dự án: nhà được chủ đầu tư bàn giao phần thô, hố thang có thể được xây dựng sẵn hoặc không.

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm diện tích nhờ tận dụng không gian giếng trời.
  • Cầu thang bộ có độ dốc thoải hơn do tổng chiều dài lớn hơn so với phương án thi công thông thường. Cầu thang bộ sẽ có nhiều bậc hơn, độ cao của các bậc cũng thấp hơn.
  • Tiết kiệm chi phí làm tay vịn: gia chủ sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí làm tay vịn vì không nhất thiết phải lắp đặt hệ thống tay vịn.
  • Không gian cầu thang bộ kín, an toàn với nhà có trẻ nhỏ.

Nhược điểm:

  • Do không có giếng trời nên khả năng lấy sáng của ngôi nhà hạn chế, đồng thời giếng trời xuyên suốt từ dưới lên trên tạo cảm giác bức bí khu vực cầu thang bộ và thang máy. 
  • Gia chủ có thể khắc phục bằng cách tăng khả năng lấy sáng ở các ô cửa sổ, ô sáng hành lang… Lắp đặt thang máy kính sẽ giúp không gian được thông suốt và tăng khả năng lấy sáng cho thang máy.
  • Thiết kế thang máy gia đình trong đó giếng thang sử dụng khung thép sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được nhiều diện tích cho hạng mục xây dựng khác.

2. Vị trí góc nhà

Vị trí góc nhà sẽ là lựa chọn phù hợp cho các công trình nhà cải tạo bởi chỉ cần một khoảng trống và cắt sàn là đã có thể lắp được thang máy.

Ưu điểm:

Tận dụng tối đa không gian phía ngoài mặt tiền để phục vụ cho các hoạt động cần thiết theo nhu cầu thực tế của gia đình.
Phù hợp với nhiều căn nhà ống – loại nhà khá phổ biến ở các đô thị Việt Nam hiện nay.
Đường đi của toàn bộ ngôi nhà tập trung ở cuối nhà, tạo không gian rộng rãi, thoải mái không chỉ ở tầng 1, các tầng còn lại sẽ có thiết kế rộng hơn.
Có thể áp dụng cho các chung cư mini, nhà thiết kế cho thuê nguyên tầng.

Thang máy lắp đặt ở góc nhà phù hợp với những công trình có không gian hẹp

Nhược điểm:

  • Không phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nền lớn.
  • Khi vận chuyển đồ đạc sẽ không tiện do phải vào thang máy theo góc vuông.
  • Mang giá trị sử dụng cao hơn giá trị thẩm mỹ do thang máy lắp ở vị trí góc khuất, không tạo điểm nhấn cho không gian sống hiện đại, sang trọng.

3. Lắp cạnh thang bộ

Vị trí này thường được sử dụng ở những công trình nhà ống, nhà phố, nhất là các công trình có chiều ngang hẹp nhưng có chiều sâu lớn.

Ưu điểm:

  • Phần giếng trời không bị mất đi, không ảnh hưởng tới khả năng lấy sáng của ngôi nhà.
  • Phát huy được thẩm mỹ của cầu thang bộ

Nhược điểm:

  • Khó áp dụng được vói nhiều công trình, nhất là nhà cải tạo
  • Độ dốc của cầu thang bộ thường lớn hơn so với phương án lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ.

4. Vị trí chính giữa nhà

Thiết kế cầu thang máy gia đình ở chính giữa ngôi nhà sẽ phát huy tối đa công năng sử dụng của các phòng ở mỗi tầng. Khoảng cách di chuyển từ thang máy đến các phòng sẽ đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Vị trí giữa nhà đòi hỏi ngôi nhà phải có đủ diện tích để lắp đặt, diện tích xây dựng phải đủ rộng.

Ưu điểm:

  • Thang máy gia đình đẹp ở chính giữa ngôi nhà tạo điểm nhấn cho sự sang trọng, hiện đại của ngôi nhà.
  • Phát huy tối đa công năng sử dụng của các phòng.
  • Tạo sự tiện dụng trong quá trình sử dụng cả ở di chuyển và vận chuyển đồ đạc.
  • Đối với những ngôi nhà có tầng 1 rộng thì sự xuất hiện của thang máy sẽ giúp không gian đỡ trống trải, tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Nhược điểm: Cần nhiều diện tích để lắp đặt, chỉ phù hợp với những ngôi nhà có diện tích tương đối lớn.

5. Ngoài hiên nhà

Với những ngôi nhà có diện tích bên trong nhỏ, nhà xây dựng cũ mà không muốn cải tạo nhà, nhà có view bên ngoài đẹp thì lắp thang máy ở vị trí này sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao: vách kính giúp tăng giá trị thẩm mỹ, tạo cảm giác hiện đại cho ngôi nhà.
  • Tối ưu diện tích lắp đặt thang máy: bộ khung thép của thang máy kính sẽ giúp tiết kiệm diện tích đáng kể cho ngôi nhà.
  • Thời gian lắp đặt nhanh hơn: lắp đặt thang máy kính ngoài trời hoàn toàn là lắp ghép nên thời gian thi công nhanh chóng, đáp ứng tiến độ của công trình.
  • Thang máy kính thường không cần hố pit hoặc hố pit có độ sâu rất thấp.
  • Không gian di chuyển sẽ trở nên thoáng hơn, đặc biệt đối với ngôi nhà có góc view đẹp.
  • Không tác động nhiều đến thiết kế và trang trí trong ngôi nhà do thang máy được đặt ngoài trời.

Nhược điểm:

  • Chi phí lắp đặt khá cao: kính cường lực có chi phí khá cao; bên cạnh đó nhằm đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, không để lộ cáp tải và các thiết bị trong giếng thang nên chi phí sẽ tăng lên để áp dụng công nghệ mới đạt giá trị thẩm mỹ.
  • Cần thường xuyên vệ sinh, lau chùi vách kính do thang máy đặt ngoài trời, chịu tác động liên tục của mưa, nắng, gió, bụi.
  • Không thích hợp với người sợ độ cao: đối với trẻ nhờ, người già, người sợ độ cao thì thang máy vách kính sẽ tạo cảm giác chóng mặt, ngại di chuyển.

Qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho các bạn 5 vị trí lắp đặt thang máy trong gia đình, nếu thông tin trên vẫn chưa đủ, đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua số holine 0838 67 9999

Thêm Bình Luận

Mọi thông tin của quý khách hàng đều được bảo mật. Các trường là bắt buộc *