z3508158816839_741cba3fdba11cbc63d4ec1594e7dd64

CÁC LỖI GẶP KHI SỬ DỤNG THANG MÁY VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

– Với những lợi ích mà thang máy mang cho con người chúng ta, thì nay thang máy đã ngày càng phổ biến hơn từ các trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng mini,… và tới ngay cả những hộ gia đình cao tầng. Việc lắp đặt thang máy gia đình đã trở nên ngày càng phổ biến hơn, nhưng khách hàng luôn có những lỗi lo thường trực là liệu thang có hay hỏng không, những lỗi và nguyên nhân dẫn đến thang hỏng là gì ? Cách khắc phục sẽ ra sao? Liệu chính quý khách có thể khắc phụ những lỗi đó không hay bắt buộc phải nhờ tới bên thang máy giúp đỡ ? Đó là những nỗi lo và băn khoăn của hầu hết các khách hàng khi sử dụng thang máy cho gia đình mình. Dưới đây là những lỗi hay sự cố thường gặp khi sử dụng thang máy và lời khuyên cho bạn khi gặp phải những lỗi đó.

– Chắc hẳn với những người sử dụng thang máy thường xuyên, tôi chắc rằng bạn đã có lúc gặp phải những sự cố thang máy. Không ít khách hàng đã tự giải quyết khiến thang thêm hư hỏng nặng hơn. Vì vậy lời khuyên của công ty chúng tôi là khi bạn phát hiện ra lỗi nào đó hay trực tiếp gọi điện cho chúng tôi và thoải mái đợi trong 30 phút nhân viên kỹ thuật bên thang máy sẽ tới giúp bạn. Dưới đây là một số lỗi thang thường gặp và nguyên nhân để khách hàng có thể hạn chế và tránh được những lỗi xảy ra.

Nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi 

1. Mất tín hiệu điều khiển trong bảng điều khiển

– Nguyên nhân: Côn trùng hoặc động vật nhỏ như: chuột, gián chui vào phòng máy, hố pít cắn đứt dây tín hiệu

– Cách khắc phục: Khi phát hiện ra trường hợp mất tín hiệu trong bảng điều khiển tuyệt đối khách hàng không nên sử dụng thang nữa lập tức gọi điện thông báo cho nhân viên sửa chữa thang máy thông báo tình hình hiện tại. Xảy ra lỗi như vậy đa phần là do côn trùng, chuột chui vào được tủ điện, phòng máy cắn đứt dây tín hiệu khiến thang không thể hoạt động. Việc xử lý này sẽ do nhân viên kỹ thuật thang máy tới tìm lỗi nối lại dây tín hiệu thang sẽ hoạt động lại bình thường.

2. Thang máy bị lỗi đóng mở cửa

– Nguyên nhân: Do có các vật thể cứng như kim loại nhỏ, đá, hạt hoa quả lọt vào trong khe cửa khiến bộ phân an toàn cửa không đóng được do vướng vật thể.

– Cách khắc phục: Bạn thử ấn nút mở đóng cửa lại một vài lần quan sát xem có vật nào cản ở khe cửa không như hạt hoa quả, mẩu giấy hay kim loại nhỏ, đá rơi vào làm cản trở hoạt động của photocell ( bộ phận an toàn cửa) khiến thang không đóng/ mở được. Nếu phát hiện ra có vật cản bạn chỉ cần bỏ ra là thang sẽ hoạt động trở lại bình thường 

Đây là sự cố hay gặp nhất của thang do nguyên nhân khách quan bên ngoài tác động vào nên khi vệ sinh thang hoặc sử dụng thang máy tránh để cho những vật nhỏ bị mắc kẹt vào trong khe cửa thang máy.

Kiểm tra lỗi đóng/mở thang máy

3. Nút ấn trong cabin không nhạy

– Nguyên nhân: Do tiếp điểm của cửa tầng không được vệ sinh thường xuyên, vì vậy bụi bẩn bám vào cản trở quá trình tiếp xúc.

– Cách khắc phục: Gọi điện cho nhân viên bảo trì- bảo dưỡng đến vệ sinh sạch sẽ đúng cách, giúp cho bảng điều khiển hoạt động lại bình thường. Nên bảo trì, vệ sinh thang máy thường xuyên sẽ giúp thang hoạt động ổn định nhất 

4. Thang máy không hoạt động

– Nguyên nhân: Ở lỗi này có rất nhiều nguyên nhân như: Do mất điện đột ngột khiến thang dừng hoạt động, điện yếu không đủ cung cấp cho thang hoạt động, bị đảo nguồn điện hay do động vật như chuột chạy qua thắng cơ làm cho thang ngưng hoạt động.

– Cách khắc phục: Bạn gọi ngay cho nhân viên bảo trì đến kiểm tra xem lỗi do đâu và có phương án sửa chữa. Ví dụ như do bị đảo nguồn điện nhân viên kỹ thuật sẽ đến đảo lại chiều nguồn điện,…

5. Thang đi không êm

– Nguyên nhân: Do không được bảo trì – bảo dưỡng thường xuyên, cáp thiếu dầu bôi trơn nên chạy không êm

– Khắc phục: Bảo trì- bảo dưỡng thường xuyên đổ thêm dầu

6. Dừng tầng không chính xác

– Nguyên nhân: Do không được bảo trì đình kì xung nhiễm dừng tầng không chính xác.

– Khắc phục: Bảo trì thang máy định kỳ

7. Bóng đèn cháy

– Nguyên nhân: Do rung lắc, bật/ tắt quá nhiều điện áp không ổn định

– Khắc phục: Thay bóng đèn mới, sử dụng bộ ổn áp cho thang máy. 

8. Thang hoạt động có tiếng kêu bất thường

– Nguyên nhân: Do không được bảo trì thường xuyên nên cáp của phanh cơ kéo dài ra

– Khắc phục: Cắt bớt phanh cơ và bảo trì định kì.

Kiểm tra buồng máy

Lời khuyên khi gặp sự cố 

Đừng để nỗi lo về thang máy ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, vì những nỗi nhỏ nhặt ấy không ảnh hưởng gì tới sự an toàn của bạn cả. Việc của bạn cần làm là hãy chăm sóc cho chiếc cầu thang máy như chính sức khỏe của mình vậy. Dù rất ít khi xảy ra sự cố, hỏng hóc nhưng bạn nên bảo trì thang máy định kì tối thiểu 1 tháng/lần để thang luôn hoạt động ổn định, êm ái, an toàn cho người sử dụng. Quy trình bảo trì thang máy có đảm bảo hay không phụ thuộc rất lớn vào đơn vị cung cấp và dịch vụ thang máy, nhân viên thực hiện bảo trì. Khi đến với Thang máy Lên Vũ Lào Cai, mọi nỗi lo của bạn về chất lượng thang máy và dịch vụ thang máy đều được thỏa mãn tối đa ” Nếu không tin những gì chúng tôi nói – hãy xem những gì chúng tôi làm”

Sửa chữa, thay thế linh kiện khi phát hiện ra lỗi

CÔNG TY TNHH MTV LÊN VŨ

Địa chỉ: 059 Kim Hoa, P. Kim Tân, TP. Lào Cai

Điện thoại: 0838 679999

Website: https://thangmaylaocai.vn

ảnh bìa

Lưu ý khi sử dụng thang máy để đảm bảo an toàn

Thang máy là một phương tiện đã quá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày tại các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, một số người vẫn chủ quan khi sử dụng thang máy, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Chính vì vậy, sau đây chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý khi sử dụng thang máy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Lưu ý có trẻ nhỏ khi đi thang máy

Một số lưu ý để sử dụng thang máy an toàn:

Không cố chen vào thang máy khi cửa đang đóng lại
Chức năng an toàn của thang máy là khi cửa đang đóng vào mà có vật cản thì sẽ lập tức mở ra. Vì vậy nếu có người bước vào thì cửa sẽ tự động mở ra, không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Trên lý thuyết là vậy, nhưng trên thực tế thì nếu bộ cảm biến ở cửa bị hỏng thì có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Lúc này nó không phát hiện được vật cản. Cửa cứ thế đóng lại, nếu có người kẹt lại thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy nếu muốn được an toàn thì người sử dụng không nên cố chen vào cửa thang máy khi cửa thang đang đóng lại.

Không dùng thang máy khi có động đất, hỏa hoạn
Khuyến cáo với tất cả những người thường xuyên sử dụng thang máy là không dùng thang máy trong các trường hỏa hoạn, động đất hoặc mất điện. Vì như vậy sẽ bị nhốt lại trong thang và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Không nô đùa chạy nhạy trong thang máy
Thang máy luôn có hệ thống cảm biến báo quá tải được lắp ở dưới cabin, chính vì vậy nếu con người khi vào thang máy cứ nô đùa, chạy nhảy thang máy sẽ khiến cabin thang mất thăng bằng, tạo sức ép lên sàn cabin và có thể kích hoạt thiết bị quá tải và khiến thang máy dừng hoạt động.

Không dùng thang vận xây dựng hoặc thang tải hàng để chở người
Thang vận xây dựng, hoặc thang máy tải hàng là 2 loại thang máy thường xuyên gây ra những sự cố tai nạn. Loại thang vận ở công trình xây dựng hoặc thang tải hàng ở các nhà kho, xưởng sản xuất là nơi chuyên dùng chở hàng hóa, đặc biệt chở hàng nặng, vì vậy chất lượng thang rất kém. Vì vậy để đảm bảo an toàn người sử dụng thì đặc biệt không sử dụng loại thang máy này.

Không cho trẻ nhỏ sử dụng thang máy
Thang máy vốn được khuyến cáo là không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, hoặc nếu có phải có người giám sát mới đảm bảo an toàn. Không cho trẻ sử dụng thang máy để tránh trường hợp khi gặp sự cố sẽ không biết cách xử lý dẫn tới gây nguy hiểm cho trẻ.

CÔNG TY TNHH MTV LÊN VŨ

Địa chỉ: 059 Kim Hoa, P. Kim Tân, TP. Lào Cai

Điện thoại: 0838 679999

Website: https://thangmaylaocai.vn

ảnh bìa

Tư vấn lắp thang máy gia đình – 8 điểm quan trọng cần lưu ý

Khi tư vấn lắp thang máy gia đình, Lên Vũ thường tư vấn rất kỹ về vị trí lắp đặt thang, thông số kỹ thuật, chi phí lắp đặt, quy trình lắp đặt,… vì điều này quyết định lớn đến chất lượng công trình và trải nghiệm của gia chủ. Chi tiết về từng hạng mục này thế nào? Hãy cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

1. Tư vấn vị trí lắp đặt thang máy gia đình

Vị trí chính là tiêu chí đầu tiên khi cân nhắc lắp đặt thang máy tại công trình nhà ở. Gia chủ có thể cân nhắc lắp thang máy ở trong nhà hoặc ngoài trời tùy theo điều kiện thực tế.

  • Vị trí ngoài trời: Thang máy lắp đặt ngoài trời sẽ yêu cầu chi phí cao hơn và sẽ cần bảo dưỡng nhiều hơn, thường dành cho trường hợp đặc biệt như khi diện tích nhà nhỏ hoặc trong nhà không còn diện tích lắp đặt đáp ứng nhu cầu của gia chủ.
  • Tư vấn chọn thang máy gia đình về vị trí trong nhà: Gia chủ có thể lắp thang máy ở giữa thang bộ, góc nhà, trong giếng trời, bên cạnh thang bộ, đối diện thang bộ. Trong đó, giữa thang bộ là địa điểm lý tưởng nhất để lắp đặt thang máy vẫn tối ưu không gian, lựa chọn điển hình đối với các công trình nhà cải tạo và nhà xây mới tại Việt Nam hiện nay.

Với sự phát triển trong thiết kế và sản xuất, thang máy được nâng cấp trở nên tinh tế, sang trọng, xứng đáng trở thành một món đồ nội thất cao cấp làm điểm nhấn cho không gian, kiến tạo lối sống hiện đại, tiện nghi.

Dù lắp đặt ở vị trí nào, thang máy cũng cần phải đáp ứng tiêu chí về tính thuận tiện, phù hợp với phong thủy, nhu cầu của gia chủ và nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình.

2. Tư vấn chọn thang máy gia đình hiểu biết về thông số kỹ thuật

2 số liệu về thang máy mà gia chủ cần quan tâm đó là tải trọng thang máy và công suất vận hành thang máy. 

  • Tư vấn chọn thang máy gia đình dựa vào tải trọng: Gia chủ dựa vào số lượng thành viên gia đình hay số lượng người tối đa sử dụng thang máy trong một lần tải. Ví dụ: Từ 2 đến 4 người cần thang máy với tải trọng 300kg, từ 5 – 7 người thì tải trọng từ 400kg – 500kg; từ 7 – 9 người tải trọng 630kg.
  • Chọn thang máy gia đình về công suất vận hành: Cần lựa chọn công suất thang máy phù hợp để tránh lãng phí điện năng khi nhu cầu sử dụng thấp hoặc tránh quá tải trọng và ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị.

3. Chi phí cách lắp đặt thang máy gia đình

Thông thường chi phí cách lắp đặt thang máy gia đình sẽ được đính kèm với giá bán của thang máy. Bên cạnh đó, có 2 khoản phí mà gia chủ cần chi trả đó là phí xây dựng hố thang và chi phí hoàn thiện lắp đặt. 

Về việc xây dựng giếng thang, có 2 cách thực hiện đó là đổ cột bê tông với chất liệu tường gạch hoặc dựng khung thép và ốp thạch cao, kính, gỗ,… với mức phí khoảng 25.000.000 – 30.000.000 triệu VNĐ (bao gồm phí nguyên vật liệu và nhân lực thi công). 

Với những gia chủ chọn thang máy không phòng kỹ thuật thì chi phí sẽ giảm đáng kể. Ví dụ như với thang máy Kalea không cần xây dựng giếng thang, giúp giảm thiểu tác động lên công trình, đặc biệt là nhà cải tạo

Ngoài ra, gia chủ có thể ốp cửa thang máy sau khi hoàn thiện lắp đặt để tăng giá trị thẩm mỹ cho căn nhà. Tại mỗi tầng dừng thang máy có thể thiết kế cửa thang riêng biệt với nhiều chất liệu khác nhau như đá granite tự nhiên, gạch men, đá mable, ốp kính, ốp gỗ,… Giá tiền tham khảo từ 1.000.000 VNĐ/ m2 trở lên.

Lưu ý: Chi phí ở trên sẽ thay đổi tùy thuộc vào thực tế công trình, gia chủ cần liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp để xác định nhu cầu và nhận bảng báo giá chi tiết.  

Ngoài việc quan tâm đến các khoản chi phí, gia chủ cần quan tâm thêm đến các tính năng của thang máy để tránh những sự cố không mong muốn khi sử dụng. 

4. Lưu ý khi tư vấn chọn thang máy gia đình lý tưởng

Ngoài việc quan tâm đến các khoản chi phí, gia chủ cần quan tâm thêm đến các tính năng của thang máy để tránh những sự cố không mong muốn khi sử dụng:

  • Hệ thống xử lý sự cố mất điện: Thang máy sẽ được cài đặt để điều hướng đến tầng gần nhất, mở cửa và người bên trong có thể thoát ra ngoài dễ dàng;
  • Hệ thống liên lạc nội bộ: Trong buồng vận chuyển cần tích hợp điện thoại cố định để người sử dụng gọi hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp;
  • Tiếng ồn thang máy: Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và giấc ngủ của các thành viên trong gia đình. Vì vậy thang máy gia đình cần giảm thiểu tối đa tiếng động khi vận hành;

Đặc biệt, thang máy gia đình không chỉ là thiết bị đơn thuần mà còn là một món đồ nội thất khẳng định phong cách của gia chủ. Vì thế, gia chủ có thể tùy chỉnh thiết kế thang máy: thay đổi màu sắc, chất liệu,… để phù hợp hơn với thiết kế căn nhà, thể hiện gu thẩm mỹ và cá tính riêng của gia chủ.

5. Quy trình tư vấn cách lắp đặt thang máy gia đình cơ bản

Hiểu được quy trình cách lắp đặt thang máy gia đình, gia chủ sẽ chủ động hơn trong các hạng mục công việc. Về sơ bộ, quy trình lắp đặt thang máy gia đình sẽ tuân theo 3 giai đoạn bao gồm: 

Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước khi cho cách lắp đặt thang máy gia đình:

  • Xây dựng giếng thang và hố pit thang máyCần đảm bảo phù hợp với kết cấu của thang máy và hài hòa với đặc điểm công trình.
  • Bố trí mặt bằng lắp đặt: Gia chủ cần đảm bảo không gian để chứa linh kiện, phụ tùng, đồng thời dọn dẹp khu vực xung quanh thi công.
  • Chuẩn bị nguồn nhân lực và dụng cụ phù hợpMỗi đơn vị thi công và phương án thực hiện sẽ yêu cầu số lượng nhân sự và dụng cụ khác nhau.

Giai đoạn 2: Thực hiện thi công và bàn giao kết quả:

  • Lắp đặt cơ khí: Trình tự các bộ phận lắp đặt gồm rail dẫn hướng, phần giảm chấn, khung đối trọng, khung cabin, đặt máy và thả cáp tải
  • Lắp đặt điện: Trình tự các bộ phận lắp đặt gồm hệ thống dây động lực, dây điều khiển, cáp động trong giếng thang, dây tín hiệu, tổng thể hệ thống điện.
  • Kiểm định an toàn và bàn giao: Bên cạnh đơn vị thi công thì Cục Thanh tra Nhà nước về An toàn lao động cũng được ủy quyền kiểm định theo

Giai đoạn 3: Duy trì chế độ bảo trì, bảo dưỡng:

  • Bảo hành 1 – 2 lần/ 1 năm: Chính sách hậu mãi sẽ thay đổi khác nhau tùy thuộc vào đơn vị cung cấp;
  • Bảo trì 2 – 4 lần/ nămThang máy gia đình là một thiết bị điện tử lớn chuyên chở người vì vậy cần đảm bảo chất lượng và sự an toàn cao nhất. Gia chủ cần lưu ý tuân thủ quy trình bảo trì, bảo dưỡng theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

Ngoài ra gia chủ có thể tìm hiểu chi tiết cách lắp đặt thang máy gia đình để hiểu rõ hơn khi lắp đặt thang máy tại gia đình mình.

6. Các dịch vụ bổ trợ cách lắp đặt thang máy gia đình

Thang máy gia đình là thiết bị điện tử phức tạp với kích thước lớn vì vậy quá trình lắp đặt có thể phát sinh những yêu cầu thay đổi ảnh hưởng đến kết cấu công trình và chính sách hậu mãi bảo trì sản phẩm. 

Gia chủ nên tìm hiểu và làm rõ điều khoản về 2 dịch vụ đính kèm là thi công hạng mục phụ trợ (hố pit, giếng thang, tường bao quanh…) và dịch vụ bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng sau khi lắp đặt để tránh những phát sinh ngoài ý muốn.

7. Không gian lưu trữ vật liệu trong quá trình lắp đặt

Thời gian lắp đặt thang máy kéo dài từ 1 tuần cho đến vài tháng vì vậy linh kiện, phụ tùng thang máy sau khi vận chuyển đến công trình cần được lưu trữ và bảo quản tại không gian sạch sẽ, khô thoáng và tránh hư hại nguyên liệu. 

Gia chủ cần đối chiếu danh sách vật tư và kiểm tra kỹ càng tình trạng của linh kiện, tránh để xảy ra những tranh chấp không đáng có với đơn vị cung cấp. Đồng thời, kỹ thuật viên cần có trách nhiệm sắp xếp nguyên vật liệu theo thứ tự sử dụng trước – sau để thuận tiện khi lấy đồ lắp đăt.

8. Đơn vị cung cấp tư vấn lắp đặt thang máy gia đình chuyên nghiệp

Phần nội dung trên chỉ là những tổng hợp sơ bộ về lắp đặt thang máy. Trên thực tế mỗi gia đình lại có đặc điểm riêng biệt và nhu cầu khác nhau. Vì vậy, gia chủ cần lựa chọn đơn vị cung ứng thang máy gia đình uy tín để đảm bảo thiết lập phương án thi công phù hợp, thực hiện lắp đặt chuyên nghiệp, an toàn, giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh và đặc biệt là cam kết chất lượng sản phẩm. Vui lòng liên hệ Hotline 083 867 9999 để được tư vấn cụ thể.

CÔNG TY TNHH MTV LÊN VŨ

Địa chỉ: 059 Kim Hoa, P. Kim Tân, TP. Lào Cai

Điện thoại: 0838 679999

Website: https://thangmaylaocai.vn

thang-may-lien-doanh-khong-phong-may- bìa

SO SÁNH THANG MÁY LIÊN DOANH VÀ THANG MÁY NHẬP KHẨU

Hiện nay trên thị trường có hai dòng thang máy chính, một là thang máy liên doanh trong nước với các thương hiệu thang máy trên Thế Giới và hai là thang máy nhập khẩu nguyên chiếc của các hãng thang máy nổi tiếng.

Phân tích các đặc điểm của thang máy liên doanh và thang máy nhập khẩu

Để có lựa chọn hợp lý cho 1 chiếc thang máy thì người mua thang cần hiểu rõ thế nào là thang máy liên doanh, thế nào là thang máy nhập khẩu, ưu và nhược điểm của từng loại thang.

Đối với thang máy nhập khẩu nguyên chiếc

Thang máy nhập khẩu

Đây là loại thang máy được sản xuất theo dây truyền hiện đại, khép kín từ các nước như Nhật, Hàn hoặc các nước Châu Âu. Nó được nhập về theo 1 bộ nguyên đai, nguyên kiện.

Ưu điểm: đối với loại thang này ưu điểm đầu tiên là chất lượng, độ bền và mẫu mã. Do được sản xuất theo dây truyền hiện đại, tiên tiến nên từ chất lượng đến kiểu dáng của loại thang này đều rất ổn và bắt mắt. chính vì thế nó thường được lắp đặt ở những công trình nhà cao tầng, những nơi sang trọng.

Nhược điểm: nhược điểm lớn nhất của loại thang máy nhập khẩu nguyên chiếc là giá thành sản phẩm. Nếu so với loại thang máy liên doanh có cùng cấu hình thì giá thành loại thang này cao hơn rất nhiều, có thể gấp 3 lần.

Hơn nữa nếu muốn lắp đặt được loại thang máy nhập khẩu nguyên chiếc thì công trình cần phải đáp ứng được đúng kích thước tiêu chuẩn như nhà sản xuất đưa ra.

Để đặt được chiếc thang máy nhập khẩu nguyên chiếc khách hàng cần xác định được thời gian đặt hàng dài, thông thường từ 6 tháng.

Việc bảo hành bảo trì của thang máy nhập khẩu nguyên chiếc phải được thực hiện bởi đúng nhân viên của công ty, giá thành bảo trì, thay thế thiết bị cũng đắt đỏ hơn rất nhiều so với thang máy liên doanh.

Đối với thang máy liên doanh trong nước

Tức là các máy móc thiết bị chính được nhập khẩu bởi các hãng thang máy nổi tiếng, cabin được gia công, lắp ráp trong nước.

Thang máy liên doanh

Ưu điểm: ưu điểm lớn nhất của thang máy liên doanh chính là giá thành sản phẩm, nếu so với thang máy nhập khẩu nguyên chiếc cùng cấu hình thì thang máy liên doanh có giá chỉ bằng 1/3 so với thang nhập nguyên chiếc.

Đặc biệt thang máy liên doanh được gia công trong nước nên kích thước thang máy có thể được lựa chọn tùy thuộc vào thực tế công trình hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Thời gian đặt hàng của loại thang này nhanh gọn, trung bình khoảng 3 tháng, nhưng với những công trình cần gấp có thể rút ngắn thời gian này xuống 1 tháng.

Chế độ bảo hành, bảo trì, thay thế thiết bị của thang máy liên doanh dễ hơn, nhanh chóng hơn, giá thành hợp lý hơn. Đặc biệt có thể thực hiện được bởi bất cứ thợ bảo trì thang máy nào.

Nhược điểm: đối với thang máy liên doanh trong nước được gia công cabin trong nước, vì vậy đối với phần nội thất cabin thang máy không được sản xuất tinh xảo như thang nhập khẩu nguyên chiếc.

Mặc dù hiện nay thang máy liên doanh đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường, nhưng nó chủ yếu được lắp ở những công trình thấp tầng, nhà tư nhân.

Chất lượng thang rất ổn định, nếu so với thang máy nhập khẩu nguyên chiếc thang máy liên doanh cũng không hề thua kém thang nhập khẩu.

Mặc dù mỗi loại thang máy đều có ưu và nhược điểm riêng, việc lựa chọn thang là quyền ở khách hàng. Nhưng các chuyên gia thang máy cho rằng khi lựa chọn khách hàng nên dựa vào thực tế công trình, đối với những công trình dưới 10 tầng nên sử dụng thang máy liên doanh, đối với công trình trên 10 tầng nên sử dụng loại thang máy nhập khẩu nguyên chiếc.

Để được tư vấn, lắp đặt thang máy tại Lào Cai vui lòng liên hệ Hotline 083 867 9999

CÔNG TY TNHH MTV LÊN VŨ

Địa chỉ: 059 Kim Hoa, P. Kim Tân, TP. Lào Cai

Điện thoại: 0838 679999

Website: https://thangmaylaocai.vn

bao-tri-thang-may-dung-dinh-ky-giai-quyet-nhanh-moi-yeu-cau

TẠI SAO THANG MÁY CẦN PHẢI BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ?

Tại sao cần bảo trì thang máy định kỳ? Các công việc cần làm trong quá trình bảo trì thang máy là gì? Để trả lời các câu hỏi này, kính mời Quý khách hàng hãy theo dõi bài viết bên dưới của Thang Máy Lên Vũ.

7 Vai trò của bảo trì thang máy định kỳ

7 Lý do phải bảo trì thang máy định kỳ

1. Nhằm phát hiện sớm các vấn đề về thiết bị.

Bạn có biết, nguyên nhân xảy ra sự cố về thang máy chủ yếu là do thang máy không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, nếu được kiểm tra, bảo trì thường xuyên, thì tỷ lệ xảy ra sự cố thang máy gần như bằng 0. Tầm quan trọng của việc kiểm trabảo trì thang máy thường xuyên là không thể phủ nhận, nhưng có lẽ nhiều người chủ sở hữu thang máy vẫn còn xem nhẹ việc này, trong bài viết này tôi sẽ đưa ra 7 lý do cần phải bảo trì thang máy định kỳ thường xuyên.

Để được vận hành, một chiếc  thang máy phải trải qua những quy trình kiểm tra rất khắt khe từ khâu kiểm tra, lựa chọn chất lượng thiết bị, đến quy trình lắp đặt, vận hành được kiểm tra một cách bài bản và chi tiết . Nhưng trong điều kiện làm việc 24/24 trong thời tiết khắc nghiệt, các linh kiện, thiết bị cấu thành thang máy sẽ bị ảnh hưởng làm cho quá trình vận hành của thang máy không còn ổn định và êm ái như ban đầu.

Việc phát hiện sớm các vấn đề về thiết bị của thang máy sẽ giúp khắc phục những sự cố tai nạn liên quan đến thang máy trong quá trình vận hành.

2. Duy trì tình trạng hoạt động ổn định, bền bỉ và an toàn của thang máy.

Nếu thang máy hoạt động không ổn định, thì sự an toàn của thang máy cũng không được đảm bảo, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của con người. An toàn ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc, hãy luôn giữ cho thang máy hoạt động bền bỉ, an toàn bằng cách chăm sóc, kiểm tra, bảo trì định kỳ.

3. Có phương án dự phòng hỗ trợ thay thế thiết bị.

Mỗi linh kiện cấu tạo nên thang máy đều có một giới hạn an toàn khác nhau, qua thời gian sử dụng, các linh kiện này có thể bị hao mòn, bị co giãn khiến cho các thông số kỹ thuật thang máy không được chính xác như ban đầu. Để thang máy hoạt động ổn định, êm ái thì các thông số kỹ thuật phải đảm bảo chính xác tuyệt đối, linh kiện thiết bị trong thang máy phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Quá trình bảo trì thang máy, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra từng bộ phận, thiết bị, từng thông số kỹ thuật đảm bảo thang máy vận hành an toàn và hiệu quả nhất, và có phương án thay thế thiết bị khi cần thiết.

4. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Thang máy là biểu tượng cho văn minh, cuộc sống hiện đại, góp phần giảm khoảng cách giữa con người với nhau, nên yếu tố an toàn là yếu tố quan trọng nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người sử dụng. Bảo trì thang máy thường xuyên giúp phát hiện sớm các sự cố liên quan đến thang máy, khắc phục những lỗi ảnh hưởng đến an toàn thang máy, đảm bảo thang máy luôn hoạt động an toàn và bền bỉ nhất.

5. Tối thiểu hóa chi phí thay thế thiết bị, linh kiện thang máy.

Mỗi linh kiện, bộ phận cấu thành thang máy có giá thành rất đắt đỏ, nếu các linh kiện, bộ phận không được chăm sóc thường xuyên thì chúng sẽ rất dễ bị hư hỏng, khi đó chi phí thay thế sẽ rất tốn kém. Khi thang máy được chăm sóc, bảo trì thường xuyên thì sẽ sớm phát hiện những hỏng hóc của thiết bị, tăng tuổi thọ của linh kiện, giúp tối ưu hóa chi phí thay thế thiết bị.

Bảo trì thang máy định kỳ sẽ giúp giảm thiểu chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện thang máy

6. Đáp ứng yêu cầu về chính sách bảo hành của nhà sản xuất.

Theo quy định của nhà sản xuất về chính sách bảo hành dành cho thang máy đều xác định trách nhiệm của chủ sở hữu thang máy phải thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo yêu cầu của nhà sản xuất. Khi sử dụng thang máy mà không tuân thủ các quy định về chế độ bảo dưỡng, các công ty cung cấp thang máy có thể từ chối trách nhiệm bảo hành đối với thang máy, vì quyền lợi của bản thân, vì sự hoạt động ổn định, êm ái của thang máy, vì sự an toàn của bản thân. Hãy chọn một đơn vị cung cấp thang máy và dịch vụ bảo trì thang máy tốt nhất!

7. Tạo sự thoải mái, thích thú khi sử dụng thang máy.

Một tiếng động nhỏ hay tiếng ồn của động cơ cũng có thể làm cho bạn mất đi sự thoải mái, thích thú, tin tưởng sử dụng thang máy sau những giờ làm việc mệt mỏi. Hãy chăm sóc cho thang máy như chăm sóc cho chính sức khỏe của mình!

Tại Thang máy Lên Vũ Lào Cai, chúng tôi cung cấp toàn bộ các giải pháp liên quan đến thang máy, từ tư vấn thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng, cung cấp các thiết bị, linh kiện chính hãng cho thang máy. Với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Thang máy Lên Vũ luôn mong muốn mang đến cho quý khách hàng những giá trị tốt đẹp nhất.

CÔNG TY TNHH MTV LÊN VŨ

Địa chỉ: 059 Kim Hoa, P. Kim Tân, TP. Lào Cai

Điện thoại: 0838 679999

Website: https://thangmaylaocai.vn

phong-may

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THANG CÓ PHÒNG MÁY VÀ THANG KHÔNG PHÒNG MÁY

Rất nhiều khách hàng khi đang có nhu cầu lắp đặt thang máy gia đình hoặc đang có ý định tìm hiểu về thang máy thì thuờng nhầm lẫn giữa hai khái niệm đó là thang có phòng máy(thang có buồng máy) và thang không phòng máy(thang không buồng máy). Vậy thang có phòng máy là gì? thang không phòng máy là gì? ưu và nhuợc điểm của mỗi loại là gì? và khi nào sử dụng thang có phòng máy hoặc không phòng máy… Duới đây Tôi sẽ giải đáp tất cả những băng khoăn này của quý Khách hàng.

THANG MÁY CÓ PHÒNG MÁY LÀ GÌ

Thang có phòng máy (thang máy có buồng máy) máy kéo sử dụng là loại có hộp giảm tốc trục vít hoặc loại không có hộp giảm tốc trục vít (Thường gọi là có hộp số hoặc không có hộp số). Loại thang máy máy kéo được đặt trong giếng thang hay còn gọi là hố pít và tủ điện được bố trí trước cửa tầng trên cùng. Thang có phòng máy sử dụng động có hoặc không có hộp số, kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm dịch tích xây dựng.

THANG MÁY CÓ PHÒNG MÁY LÀ GÌ

Thang có phòng máy (thang máy có buồng máy) máy kéo sử dụng là loại có hộp giảm tốc trục vít hoặc loại không có hộp giảm tốc trục vít (Thường gọi là có hộp số hoặc không có hộp số). Loại thang máy máy kéo được đặt trong giếng thang hay còn gọi là hố pít và tủ điện được bố trí trước cửa tầng trên cùng. Thang có phòng máy sử dụng động có hoặc không có hộp số, kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm dịch tích xây dựng.

SO SÁNH THANG CÓ PHÒNG MÁY VÀ KHÔNG PHÒNG MÁY

ƯU ĐIỂM

Thang có phòng máythang không phòng máy
Thi công lắp đặc và cứu hộ dễ dàng.Giá thành rẻ hơn thang không phòng máy.Hố thang nhỏ hơn giúp tiết kiệm diện tích xây dựng.Rất phù hợp khi chều cao tòa nhà bị khống chếTiết kiệm điện năng sử dụng lên đến 40%Động cơ vận hành êm, không gây ô nhiễm môi truờng

NHƯỢC ĐIỂM

Thang có phòng máyThang không phòng máy
Bất lợi khi tòa nhà bị khống chế về chiều caoVận hành không êm so với loại thang không phòng máy.Có thể gây ô nhiễm môi truờng do dầu hộp số thay thế định kỳ.Thêm chi phí cho phần xây dựng phòng máy ở phía trên.Công vệc bảo trì và cứu hộ khó khănGiá thành cao

VẬY KHI NÀO SỬ DỤNG THANG CÓ PHÒNG MÁY VÀ KHÔNG PHÒNG MÁY ?

Và chúng tôi cũng cũng khẳng định là thang máy gia đình có phòng máy hay không có phòng máy thì loại nào cũng tốt như nhau cả, chất lượng đều được đảm bảo. Tuy nhiên tùy thuộc vào mục đích sử dụng, khả năng tài chính của bạn và khi đã nắm rõ được ưu điểm và nhược điểm của từng loại thang có buồng máy hay không buồng máy mà bạn sẽ quyết định chọn loại thang phù hợp với nhu cầu của mình.  

  • Với những công trình thi công lắp đặt thang máy bị hạn chế về chiều cao xây dựng (nhất là đối với thang máy gia đình ở những khu vực trung tâm thành phố khi đó giới hạn về chiều cao xây dựng) thì ta phải sử dụng loại thang không phòng máy.
  • Nếu bạn muốn thang máy khi bảo trì và cứu hộ dễ dàng thì nên chọn thang có phòng máy.

Chúng tôi hi vọng qua những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nắm rõ được thế nào là thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy cũng như sự khác biệt của thang máy có phòng máy và thang không phòng máy. Nếu quý khách còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về thang máy vui lòng gọi đến số hotline 083 867 9999 để được giải đáp.

—————–

CÔNG TY TNHH MTV LÊN VŨ

Địa chỉ: 059 Kim Hoa, P.Kim Tân, TP.Lào Cai

Điện thoại: 0838 679999

Website: https:/thangmaylaocai.vn

z3466871133548_03a7decc3efe57ae8e6469231cd3dd6d

Quy trình bảo dưỡng thang máy chuyên nghiệp đúng chuẩn kỹ thuật

Thang máy là thiết bị di chuyển giữa các tầng trong cùng một tòa nhà và được sử dụng rất nhiều. Vì vậy cần phải được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về quy trình bảo dưỡng thang máy đúng chuẩn kỹ thuật.

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng thang máy

Để thang máy hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ thì việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên là điều nên làm. Việc bảo trì còn giúp phát hiện ra sự cố hỏng hóc của thang máy. Từ đó dễ dàng tiến hành sửa chữa kịp thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là các bước thực hiện kiểm tra bảo trì thang máy.

Bước 1: Kiểm tra và vệ sinh buồng thang máy

  • Các bạn tiến hành kiểm tra điện áp nguồn và các thiết bị đóng ngắt điện nguồn xem có an toàn không.
  • Kiểm tra tủ điều khiển xem các thiết bị aptomat, rơ le, quạt,.. có bị hỏng hóc gì không.
  • Siết chặt lại các vít kẹp đầu dây điện với các đầu đấu, thiết bị điện.
  • Kiểm tra bộ cứu hộ xem chế độ nạp điện còn hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra má phanh trái của động cơ có bị mòn không.
  • Kiểm tra mức dầu, chất lượng dầu trong hộp giảm tốc của thang máy có đủ không. Nếu không đủ phải đổ thêm vào.
  • Kiểm tra độ kín khít của các cổ trục và tình trạng của cáp thép, puly.
  • Kiểm tra bộ hạn chế tốc độ, lẫy cơ và công tắc điện xem có sự cố hỏng hóc nào không.
  • Kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ và mức độ thông thoáng của buồng thang máy xem chuẩn không.
  • Kiểm tra các ổ cắm, công tắc, đèn chiếu sáng của thang máy.
  • Kiểm tra cửa ra vào và khóa cửa có chắc chắn không.

Bước 2: Kiểm tra giếng thang và phía bên trên cabin

  • Kiểm tra sự liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ ray.
  • Kiểm tra các bu lông ở chỗ nối ray có bị lỏng không và siết chặt lại.
  • Kiểm tra đầu treo cabin, đầu treo cáp đối trọng và ê cu khóa cáp có bị vấn đề gì không.
  • Kiểm tra độ căng của cáp thép xem đều không.
  • Kiểm tra liên kết giữa các bộ phận dừng tầng và gá; gá và ray có hoạt động chuẩn xác không.
  • Kiểm tra lượng dầu trong hộp cabin, hộp ray có đủ không. Chú ý xem nó có bị đóng cặn không để thay kịp thời.
  • Kiểm tra guốc trượt trên của cabin và đối trọng xem có bị hư hỏng gì không.
  • Kiểm tra các đệm cao su chống rung lắc cabin có bị hỏng không thì tiến hành thay thế ngay để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Kiểm tra các công tắc hạn chế hành trình trên của thang máy còn hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra quạt thông gió đặt trên nóc cabin, đèn chiếu sáng dọc giếng thang còn hoạt động không, nếu không hoạt động thì phải thay thế ngay.
  • Kiểm tra cáp treo quả đối trọng, khóa cửa tầng ở từng tầng xem hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra khe hở của tầng và độ thẳng đứng của các cửa tầng, tiếp điện của các cửa tầng và cáp điện dọc giếng thang có gọn gàng không.

Bước 3: Kiểm tra đáy giếng thang và phía bên dưới cabin

  • Tiến hành xem xét các công tắc hạn chế hành trình dưới.
  • Kiểm tra liên kết giữa công tắc và giá đỡ, giữa giá đỡ với ray.
  • Kiểm tra xem má phanh trái, má phanh phải ở dưới cabin có bị mòn không, có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc.
  • Kiểm tra guốc trượt dưới của cabin, đối trọng xem có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra chỗ treo và chỗ cố định cáp dẹt.
  • Xem kỹ công tắc bộ giảm chấn có bị lỏng ốc vít không thì siết chặt lại.
  • Kiểm tra công tắc và bộ gá công tác quá tải đồng thời siết lại các vít.
  • Kiểm tra công tắc và bộ căng cáp hạn chế hành trình, siết lại các ốc sao cho chặt.
  • Kiểm tra công tắc, ổ cắm và đèn ở đáy giếng thang.
  • Tiến hành vệ sinh hộp chứa dầu thừa ở bên dưới giếng thang và dọn dẹp khu vực đáy giếng thang sao cho sạch sẽ, khô giáo.

Bước 4: Bảo trì bên trong cabin

  • Kiểm tra đèn chiếu sáng, điện thoại nội bộ, chuông cứu hộ có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra bảng điều khiển bên trong cabin có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra rãnh dẫn hướng và sensor an toàn của cửa cabin.

Bước 5: Bảo trì, bảo dưỡng ngoài cửa tầng

  • Kiểm tra bảng điều khiển ở từng tầng xem có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra ray dẫn hướng ở từng tầng.
  • Kiểm tra khóa cửa tầng và khe hở cửa tầng.
  • Chạy thử thang máy để kiểm tra xem có sự cố nào xảy ra không.

Các công việc bảo trì bảo dưỡng thang máy cần thực hiện định kỳ

Những công việc bảo trì hằng tháng

Để đảm bảo thang máy hoạt động tốt và an toàn cho người sử dụng thì cần phải kiểm tra bảo dưỡng định kỳ hàng tháng. Dưới đây là các công việc cần thực hiện.

  • Đối với thang máy có phòng máy thì cần phải khóa cửa chính và cửa sổ, kiểm tra đèn; kiểm tra xem phòng máy có bị thấm nước hay không.
  • Kiểm tra các thiết bị trong phòng máy như máy kéo, động cơ, dầu máy kéo, phanh điện từ, tủ điều khiển có bị lỗi hư hỏng nào không.
  • Kiểm tra xem trong buồng thang các thiết bị như; cửa, thanh safety shoes, các thiết bị khác có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra bảng điều khiển, hộp hiển thị báo cá tầng và báo chiều thang máy có còn hoạt động tốt không. Xem các vis định vị có chắc chắn không, các đèn báo có sáng không.
  • Kiểm tra đèn và các bulong bắt vách buồng thang máy có sáng và chắc chắn không. 
  • Kiểm tra đèn E.Light có hoạt động không, độ sáng của bóng đèn có đủ không.
  • Kiểm tra điện thoại nội bộ có hoạt động không, có bị rè hay nhiễu không.
  • Kiểm tra cửa tầng có hoạt động không. Xem các nút tầng, đèn báo tầng, báo chiều có hoạt động không. Đồng thời vệ sinh bụi đất và cát bám trên sill ở cửa tầng.
  • Kiểm tra lau chùi các đèn báo ở bảng quan sát.
  • Kiểm tra đèn dọc hố thang, hộp đứng đầu xem cao hoạt động tốt không và vệ sinh sạch sẽ hố thang xem nó có bị thấm nước không.
  • Kiểm tra nóc buồng thang xem có bụi bẩn gì không thì vệ sinh và đổ thêm dầu bôi trơn rail. 
  • Kiểm tra cửa thoát hiểm xem có hoạt động không để đề phòng những trường hợp xảy ra sự cố không may xảy ra.
  • Kiểm tra hệ thống door lock có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra các hộp giới hạn tốc độ xem có chính xác không.

Các công việc bảo trì sau 6 tháng

Khi thang máy hoạt động được 6 tháng thì các bạn cần bảo trì, kiểm tra các bộ phận dưới đây để đảm bảo cho nó hoạt động tốt và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

  • Kiểm tra tủ điều khiển và các tủ phụ xem các thiết bị bên trong có còn hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra phanh điện tử có hoạt động tốt không bằng cách vệ sinh, lau dầu mỡ bôi trơn cho các trục, cốt phanh. Kiểm tra lực hút phanh có đạt hiệu quả không và kiểm tra các dây nối.
  • Kiểm tra các tiếp điểm, búa văng, poulie rồi dùng máy bơm mỡ khí nén tra mỡ bôi trơn cho những điểm cần thiết trong bộ governor.
  • Kiểm tra các thiết bị của cửa cabin như bánh xe treo cửa, bánh xe cable, các đầu nối cable và rail cửa xem có hoạt động tốt không. Kiểm tra hộp gate, cam đè hộp gate, bánh xe hộp gate, kiếm cửa, poulie và dây curoa cửa để đảm bảo cửa thang máy hoạt động tốt.

Các công việc bảo dưỡng cần làm sau 12 tháng

Sau khi thang máy hoạt động được 1 năm, các chi tiết thang máy cần được bảo dưỡng để mang lại hoạt động tốt nhất và kéo dài tuổi thọ của thang máy. Để không gặp sự cố đáng tiếc nào thì các bạn cần phải thực hiện các công việc sau đây.

  • Vệ sinh toàn bộ thang máy.
  • Kiểm tra các khớp nối, bạc đạn, poulie, hộp đấu dây, chặn cable của máy kéo xem còn hoạt động tốt không. Kiểm tra xem máy kéo có bị rò rỉ dầu không; động cơ có tiếng ồn bất thường gì không.
  • Kiểm tra dây dẫn điện, đệm đàn hồi, nắp hộp bảo vệ của bộ encoder. Xem kỹ tiếng ồn khi hoạt động của nó.
  • Kiểm tra khoảng cách của kiếm cửa và bánh xe Door lock; khoảng cách giữa kiếm và sill cửa tầng; các phần nhô ra khác của cửa tầng xem đủ an toàn không.
  • Kiểm tra kỹ các bộ phận của phanh điện tử và má phanh xem có hư hỏng gì không.
  • Kiểm tra các ốc bu lông định vị của guốc cửa xem có lỏng không và siết chặt lại. Đồng thời kiểm tra độ mòn của guốc cửa.
  • Kiểm tra thanh Safety Shoes có di chuyển tốt không, có phát ra tiếng động lạ nào không. Kiểm tra các ốc vít định vị và tra mỡ bôi trơn vào các vòng bi, ổ trục truyền động và các đầu nối.
  • Kiểm tra các miếng cao su chặn giới hạn ở cửa tầng có bị mòn, bị hỏng không thì cần phải thay ngay.
  • Kiểm tra xem photocell và cảm biến cửa có nhạy không.
  • Kiểm tra các móng ngựa cáo nhạy không.
  • Kiểm tra xem shoes cabin và đối trọng có tiếng kêu gì không. Có bị mòn ở mặt tiếp xúc với rail và vệ sinh sạch sẽ, bôi trơn dầu mỡ.
  • Kiểm tra xem cable tải có độ căng đều không, có bị rỉ sét hay mòn không.
  • Kiểm tra máng điện và hộp nối dây xem có bị hư hỏng gì không và tiến hành sửa chữa ngay.
  • Kiểm tra công tắc cabin, công tắc chạy tay xem có bị trục trặc gì không.
  • Kiểm tra các công tắc ở hố thang; các thiết bị trên đầu và dưới đáy cabin xem còn hoạt tốt không.
  • Kiểm tra bộ phận phanh an toàn xem có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra các hộp dầu bôi trơn, hộp giới hạn, quạt thông gió có còn tốt không.
  • Kiểm tra định vị 2 đầu và ở giữa của dây travelling cable xem có chắc chắn không. Ngoài ra còn kiểm tra độ chai cứng của vỏ cable, độ võng của đáy thang và các đầu nối.

Bên trên là những chia sẻ của chúng tôi về quy trình bảo dưỡng thang máy đúng kỹ thuật cho các bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn kéo dài tuổi thọ cho thang máy và đảm bảo an toàn cho người dân trong tòa nhà. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì các bạn hãy bình luận ở bên dưới hoặc liên hệ tới số điện thoại 083 867 9999 để được tư vấn nhanh nhất.

—————————-

CÔNG TY TNHH MTV LÊN VŨ

Địa chỉ: 059 Kim Hoa, P. Kim Tân, TP. Lào Cai

Điện thoại: 0838 679999

Website:  https://thangmaylaocai.vn