ảnh bìa

Tư vấn lắp thang máy gia đình – 8 điểm quan trọng cần lưu ý

Khi tư vấn lắp thang máy gia đình, Lên Vũ thường tư vấn rất kỹ về vị trí lắp đặt thang, thông số kỹ thuật, chi phí lắp đặt, quy trình lắp đặt,… vì điều này quyết định lớn đến chất lượng công trình và trải nghiệm của gia chủ. Chi tiết về từng hạng mục này thế nào? Hãy cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

1. Tư vấn vị trí lắp đặt thang máy gia đình

Vị trí chính là tiêu chí đầu tiên khi cân nhắc lắp đặt thang máy tại công trình nhà ở. Gia chủ có thể cân nhắc lắp thang máy ở trong nhà hoặc ngoài trời tùy theo điều kiện thực tế.

  • Vị trí ngoài trời: Thang máy lắp đặt ngoài trời sẽ yêu cầu chi phí cao hơn và sẽ cần bảo dưỡng nhiều hơn, thường dành cho trường hợp đặc biệt như khi diện tích nhà nhỏ hoặc trong nhà không còn diện tích lắp đặt đáp ứng nhu cầu của gia chủ.
  • Tư vấn chọn thang máy gia đình về vị trí trong nhà: Gia chủ có thể lắp thang máy ở giữa thang bộ, góc nhà, trong giếng trời, bên cạnh thang bộ, đối diện thang bộ. Trong đó, giữa thang bộ là địa điểm lý tưởng nhất để lắp đặt thang máy vẫn tối ưu không gian, lựa chọn điển hình đối với các công trình nhà cải tạo và nhà xây mới tại Việt Nam hiện nay.

Với sự phát triển trong thiết kế và sản xuất, thang máy được nâng cấp trở nên tinh tế, sang trọng, xứng đáng trở thành một món đồ nội thất cao cấp làm điểm nhấn cho không gian, kiến tạo lối sống hiện đại, tiện nghi.

Dù lắp đặt ở vị trí nào, thang máy cũng cần phải đáp ứng tiêu chí về tính thuận tiện, phù hợp với phong thủy, nhu cầu của gia chủ và nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình.

2. Tư vấn chọn thang máy gia đình hiểu biết về thông số kỹ thuật

2 số liệu về thang máy mà gia chủ cần quan tâm đó là tải trọng thang máy và công suất vận hành thang máy. 

  • Tư vấn chọn thang máy gia đình dựa vào tải trọng: Gia chủ dựa vào số lượng thành viên gia đình hay số lượng người tối đa sử dụng thang máy trong một lần tải. Ví dụ: Từ 2 đến 4 người cần thang máy với tải trọng 300kg, từ 5 – 7 người thì tải trọng từ 400kg – 500kg; từ 7 – 9 người tải trọng 630kg.
  • Chọn thang máy gia đình về công suất vận hành: Cần lựa chọn công suất thang máy phù hợp để tránh lãng phí điện năng khi nhu cầu sử dụng thấp hoặc tránh quá tải trọng và ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị.

3. Chi phí cách lắp đặt thang máy gia đình

Thông thường chi phí cách lắp đặt thang máy gia đình sẽ được đính kèm với giá bán của thang máy. Bên cạnh đó, có 2 khoản phí mà gia chủ cần chi trả đó là phí xây dựng hố thang và chi phí hoàn thiện lắp đặt. 

Về việc xây dựng giếng thang, có 2 cách thực hiện đó là đổ cột bê tông với chất liệu tường gạch hoặc dựng khung thép và ốp thạch cao, kính, gỗ,… với mức phí khoảng 25.000.000 – 30.000.000 triệu VNĐ (bao gồm phí nguyên vật liệu và nhân lực thi công). 

Với những gia chủ chọn thang máy không phòng kỹ thuật thì chi phí sẽ giảm đáng kể. Ví dụ như với thang máy Kalea không cần xây dựng giếng thang, giúp giảm thiểu tác động lên công trình, đặc biệt là nhà cải tạo

Ngoài ra, gia chủ có thể ốp cửa thang máy sau khi hoàn thiện lắp đặt để tăng giá trị thẩm mỹ cho căn nhà. Tại mỗi tầng dừng thang máy có thể thiết kế cửa thang riêng biệt với nhiều chất liệu khác nhau như đá granite tự nhiên, gạch men, đá mable, ốp kính, ốp gỗ,… Giá tiền tham khảo từ 1.000.000 VNĐ/ m2 trở lên.

Lưu ý: Chi phí ở trên sẽ thay đổi tùy thuộc vào thực tế công trình, gia chủ cần liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp để xác định nhu cầu và nhận bảng báo giá chi tiết.  

Ngoài việc quan tâm đến các khoản chi phí, gia chủ cần quan tâm thêm đến các tính năng của thang máy để tránh những sự cố không mong muốn khi sử dụng. 

4. Lưu ý khi tư vấn chọn thang máy gia đình lý tưởng

Ngoài việc quan tâm đến các khoản chi phí, gia chủ cần quan tâm thêm đến các tính năng của thang máy để tránh những sự cố không mong muốn khi sử dụng:

  • Hệ thống xử lý sự cố mất điện: Thang máy sẽ được cài đặt để điều hướng đến tầng gần nhất, mở cửa và người bên trong có thể thoát ra ngoài dễ dàng;
  • Hệ thống liên lạc nội bộ: Trong buồng vận chuyển cần tích hợp điện thoại cố định để người sử dụng gọi hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp;
  • Tiếng ồn thang máy: Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và giấc ngủ của các thành viên trong gia đình. Vì vậy thang máy gia đình cần giảm thiểu tối đa tiếng động khi vận hành;

Đặc biệt, thang máy gia đình không chỉ là thiết bị đơn thuần mà còn là một món đồ nội thất khẳng định phong cách của gia chủ. Vì thế, gia chủ có thể tùy chỉnh thiết kế thang máy: thay đổi màu sắc, chất liệu,… để phù hợp hơn với thiết kế căn nhà, thể hiện gu thẩm mỹ và cá tính riêng của gia chủ.

5. Quy trình tư vấn cách lắp đặt thang máy gia đình cơ bản

Hiểu được quy trình cách lắp đặt thang máy gia đình, gia chủ sẽ chủ động hơn trong các hạng mục công việc. Về sơ bộ, quy trình lắp đặt thang máy gia đình sẽ tuân theo 3 giai đoạn bao gồm: 

Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước khi cho cách lắp đặt thang máy gia đình:

  • Xây dựng giếng thang và hố pit thang máyCần đảm bảo phù hợp với kết cấu của thang máy và hài hòa với đặc điểm công trình.
  • Bố trí mặt bằng lắp đặt: Gia chủ cần đảm bảo không gian để chứa linh kiện, phụ tùng, đồng thời dọn dẹp khu vực xung quanh thi công.
  • Chuẩn bị nguồn nhân lực và dụng cụ phù hợpMỗi đơn vị thi công và phương án thực hiện sẽ yêu cầu số lượng nhân sự và dụng cụ khác nhau.

Giai đoạn 2: Thực hiện thi công và bàn giao kết quả:

  • Lắp đặt cơ khí: Trình tự các bộ phận lắp đặt gồm rail dẫn hướng, phần giảm chấn, khung đối trọng, khung cabin, đặt máy và thả cáp tải
  • Lắp đặt điện: Trình tự các bộ phận lắp đặt gồm hệ thống dây động lực, dây điều khiển, cáp động trong giếng thang, dây tín hiệu, tổng thể hệ thống điện.
  • Kiểm định an toàn và bàn giao: Bên cạnh đơn vị thi công thì Cục Thanh tra Nhà nước về An toàn lao động cũng được ủy quyền kiểm định theo

Giai đoạn 3: Duy trì chế độ bảo trì, bảo dưỡng:

  • Bảo hành 1 – 2 lần/ 1 năm: Chính sách hậu mãi sẽ thay đổi khác nhau tùy thuộc vào đơn vị cung cấp;
  • Bảo trì 2 – 4 lần/ nămThang máy gia đình là một thiết bị điện tử lớn chuyên chở người vì vậy cần đảm bảo chất lượng và sự an toàn cao nhất. Gia chủ cần lưu ý tuân thủ quy trình bảo trì, bảo dưỡng theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

Ngoài ra gia chủ có thể tìm hiểu chi tiết cách lắp đặt thang máy gia đình để hiểu rõ hơn khi lắp đặt thang máy tại gia đình mình.

6. Các dịch vụ bổ trợ cách lắp đặt thang máy gia đình

Thang máy gia đình là thiết bị điện tử phức tạp với kích thước lớn vì vậy quá trình lắp đặt có thể phát sinh những yêu cầu thay đổi ảnh hưởng đến kết cấu công trình và chính sách hậu mãi bảo trì sản phẩm. 

Gia chủ nên tìm hiểu và làm rõ điều khoản về 2 dịch vụ đính kèm là thi công hạng mục phụ trợ (hố pit, giếng thang, tường bao quanh…) và dịch vụ bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng sau khi lắp đặt để tránh những phát sinh ngoài ý muốn.

7. Không gian lưu trữ vật liệu trong quá trình lắp đặt

Thời gian lắp đặt thang máy kéo dài từ 1 tuần cho đến vài tháng vì vậy linh kiện, phụ tùng thang máy sau khi vận chuyển đến công trình cần được lưu trữ và bảo quản tại không gian sạch sẽ, khô thoáng và tránh hư hại nguyên liệu. 

Gia chủ cần đối chiếu danh sách vật tư và kiểm tra kỹ càng tình trạng của linh kiện, tránh để xảy ra những tranh chấp không đáng có với đơn vị cung cấp. Đồng thời, kỹ thuật viên cần có trách nhiệm sắp xếp nguyên vật liệu theo thứ tự sử dụng trước – sau để thuận tiện khi lấy đồ lắp đăt.

8. Đơn vị cung cấp tư vấn lắp đặt thang máy gia đình chuyên nghiệp

Phần nội dung trên chỉ là những tổng hợp sơ bộ về lắp đặt thang máy. Trên thực tế mỗi gia đình lại có đặc điểm riêng biệt và nhu cầu khác nhau. Vì vậy, gia chủ cần lựa chọn đơn vị cung ứng thang máy gia đình uy tín để đảm bảo thiết lập phương án thi công phù hợp, thực hiện lắp đặt chuyên nghiệp, an toàn, giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh và đặc biệt là cam kết chất lượng sản phẩm. Vui lòng liên hệ Hotline 083 867 9999 để được tư vấn cụ thể.

CÔNG TY TNHH MTV LÊN VŨ

Địa chỉ: 059 Kim Hoa, P. Kim Tân, TP. Lào Cai

Điện thoại: 0838 679999

Website: https://thangmaylaocai.vn

Thêm Bình Luận

Mọi thông tin của quý khách hàng đều được bảo mật. Các trường là bắt buộc *