Quy trình bảo trì thang máy hãng TPEC Việt Nam

Quy trình bảo trì bảo dưỡng thang máy

Nhằm mục đích kiểm soát chất lượng tốt nhất và tình trạng thang máy. Thang máy Lên Vũ đưa ra quy trình chuẩn về bảo dưỡng, bảo trì thang máy sau bán hàng, được áp dụng và thực hiện nghiêm túc, triệt để.

Quy trình bảo trì thang máy hãng TPEC Việt Nam

Quy trình bảo trì giúp công tác bảo dưỡng thang máy đảm bảo tốt nhất

Quy trình bảo trì bảo dưỡng thang máy được thực hiện như sau:

– Lấy thông tin từ phía người sử dụng hoặc người quản lý thang máy về tình trạng kỹ thuật.

– Vào cabin đi thử 3 lần lên xuống, dừng lại các của tầng, đánh giá tình trạng thang.

– Kiểm tra trình tự từng bước.

Bước 1: Kiểm tra và làm vệ sinh buồng thang máy .

– Kiểm tra điện áp nguồn vào, các thiết bị đóng ngắt điện nguồn.

– Các thiết bị điện trong tủ điều khiển, áptômát, rơ le, quạt…

– Xiết lại các vít kẹp đầu dây điện với thiết bị điện, cầu đấu.

– Chế độ nạp điện của bộ cứu hộ.

– Kiểm tra sự làm việc của má phanh trái của động cơ.

– Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc.

– Mức dầu trong hộp giảm tốc.

– Chất lương dầu trong hộp giảm tốc.

– Độ kín khít dầu của cổ trục.

– Tình trạng cáp thép và puli.

– Bộ hạn chế tốc độ, cáp thép, lẫy cơ, công tắc điện.

– Nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông thoáng của buồng thang.

– Mặt sàn phòng máy.

– Đèn chiếu sáng, công tác, ổ cắm.

– Cửa ra vào và khoá cửa.

+ Bước 2: Kiểm tra giếng thang và phía trên cabin.

– Các công tắc hạn chế hành trình trên.

– Liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ ray.

– Liên kết ray với gối đỡ, giá đỡ với vách.

– Các bu lông lắp ở chỗ nối ray.

– Đầu treo cáp Cabin đầu treo cáp đối trọng, ê cu khoá cáp.

– Độ căng đồng đều của cáp thép.

– Liên kết giữa cỡ dừng tầng với gá, gá với ray, dừng tầng chính xác.

– Số lượng và chất lượng dầu trong hộp ở ray cabin.

– Số lượng và chất lượng dầu trong hộp ở ray đối trọng.

– Guốc trượt trên của cabin.

– Guốc trượt trên của đối trọng.

– Các đệm cao su chống rung, lắc Cabin.

– Quạt thông gió đặt trên nóc cabin.

– Đèn chiếu sáng dọc giếng thang.

– Cáp treo quả đối trọng cửa tầng ở các tầng.

– Khoá cửa tầng ở các tầng.

– Khe hở của tầng và độ thẳng đứng của các cửa tầng.

– Tiếp điện của các cửa tầng.

– Cáp điện dọc giếng thang gọn gàng.

Bước 3: Kiểm tra đáy giếng thang và phía dưới cabin.

– Các công tắc hạn chế hành trình dưới.

– Liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ với ray.

– Kiểm tra sự làm việc của má phanh trái ở dưới cabin.

– Kiểm tra sự làm việc của má phanh phải ở dưới cabin.

– Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc.

– Guốc trượt dưới của cabin.

– Guốc trượt dưới của đối trọng.

– Chỗ treo và cố định cáp dẹt.

– Công tắc bộ giảm chấn, xiết lại cácvít.

– Công tắc và bộ gá công tác quá tải, xiết lại các vít.

– Công tắc và bộ căng cáp hạn chế hành trình, xiết lại các vít.

– Công tắc, ổ cắm, đèn ở đáy giếng thang.

– Vệ sinh hộp chứa dầu thừa ở đáy giếng thang.

– Vệ sinh đáy giếng thang khô ráo, sạch sẽ.

Bước 4: Kiểm tra và bảo dưỡng trong cabin.

– Đèn chiếu sáng.

– Điện thoại nội bộ.

– Chuông cứu hộ.

– Bảng điều khiển trong cabin.

– Rãnh dẫn hướng cửa cabin.

– Sensor an toàn cửa cabin.

– Khe hở cửa tầng và độ thẳng đứng của cửa cabin.

Bước 5: Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài của tầng.

– Bảng điều khiển ở các cửa tầng.

– Ray dẫn hướng cửa tầng ở các tầng.

– Khe hở cửa tầng và độ thẳng đứng của các cửa tầng.

– Khoá cửa tầng ở các tầng.

– Chạy thử thang máy để kiểm tra lần cuối.

   Lưu ý: 

+ Trong quá trình bảo dưỡng có các chi tiết hoặc các bộ phận cần thay thế, ghi rõ số lượng, chủng loại tình trạng kỹ thuật và đề nghị bên sử dụng xác nhận.

+ Những chi tiết dự đoán không còn đủ độ tin cây, kiến nghị thay thế trong kỳ bảo dưỡng sau, phải ghi rõ có kế hoạch chuẩn bị.

Những công việc cần thực hiện hàng tháng:

Vệ sinh công nghiệp toàn bộ thang máy:

1. Phòng đặt máy:

Khoá cửa và cửa sổ, sự di chuyển cửa, nhiệt độ phòng máy. Đèn, sự thấm nước, các vật dụng khác đặt trong phòng máy….

2. Các thiết bị trong phòng máy:

Máy kéo, động cơ. Dầu máy kéo, phanh điện từ, bộ phanh cơ khí an toàn (Governor), tủ điều khiển. Tất cả các chi tiết trong tủ điều khiển: Relay, khởi động từ, các mạch điều khiển, rắc cắm…

3. Sự hoạt động của buồng thang:

Sự hoạt động của cửa: khởi động, hãm , dừng. Độ lắc, tiếng ồn. Đất, cát ở Sill cửa. Sự di chuyển. Thanh Sefrty Shoes, các thiết bị khác làm cửa mở lại (Photocell, USDS…) lau mắt kính của Photocell. Chuông dừng tầng, quạt làm mát buồng thang.

4. Bảng điều khiển, hộp hiện thị báo tầng, báo chiều:

Sự tác động của các nút nhấn, các công tắc. Các vis định vị. Các đèn báo: chiều, tầng quá tải.

5. Đèn và vách buồng thang:

Bóng đèn, bụi bẩn xung quanh. Các boulon bắt vách buồng thang.

6. Đèn E.Light:

Sự hoạt động của đèn E.Light, độ sáng của bóng đèn.

7. Interphone:

Kiểm tra sự hoạt động, rè, nhiễu…

8. Cửa tầng:

Sự hoạt động của các nút gọi tầng. Các đèn báo tầng, chiều. Vệ sinh bụi đất, cát bám trên Sill cửa tầng.

9. Bảng quan sát:

Kiểm tra lau chùi các đèn báo.

10. Hố thang:

Kiểm tra đèn dộc hố thang, hộp hứng dầu. Độ thấm nước, vệ sinh sạch sẽ.

11. Nóc buồng thang:

Vệ sinh công nghiệp, đổ thêm dầu bôi trơn Raill. Vệ sinh toàn bộ.

12. Cửa thoát hiểm:

Kiểm tra sự hoạt động, khoá, Sw an toàn.

13.  Hệ thống Door tick:

Kiểm tra khoá Doar lock, tiếp điểm Door lock, độ nhún của tiếp điểm khi đống cửa. Kiểm tra các đầu dây.

14. Các hộp giới hạn:

Kiểm tra khoảng cách tác động. Kiểm tra các bánh xe, hiệu chỉnh các tiếp điểm. Kiểm tra các đầu dây.

Các công việc cần thực hiện sau 06 tháng bảo trì:

1. Tủ điều khiển và các tủ phụ:

Tất cả các thiết bị trong tủ phải được kiểm tra một các kỹ lưỡng và chi tiết.

2. Phanh điện tử:

Tháo và vệ sinh, lau dầu, bôi mỡ các trục, cốt phanh. Kiểm tra lực hút phanh, hiệu chỉnh nếu cần thiết. Kiểm tra các dây nối, tiếp điểm phanh.

3. Bộ Governor:

Kiểm tra các tiếp điểm, búa văng, Poulie, tra dầu các điểm cần thiết.

4. Cửa buồng thang:

Cửa Cabin: bánh xe treo cửa, bánh xe Cable, các đầu nối Cable, Rail cửa. Hộp Gate, cam đè hộp Gate, bánh xe hộp Gate. Kiếm cửa, poulie cửa, dây couroa cửa…

Đầu cửa Cabin: các Boulon định vị, Encoder, giới hạn cửa.

5. Đầu cửa tầng:

Bánh xe treo cửa, Rail cửa tầng, đầu nối dây, tiếp điểm Door lock. Bánh xe Cable cửa và các đầu nối, bánh xe lệch tâm. Các đinh vis, boulon định vị.

Các công việc cần thực hiện sau 12 tháng bảo trì:

Vệ sinh công nghiệp toàn bộ thang.

1.  Máy kéo:

Sự khớp nối, các bạc đạn, Poulie, hộp đấu dây, chặn Cable, sự rò rỉ dầu trên máy kéo, tiếng ồn khi hoạt động.

2.  Phanh điện tử, má phanh:

Tất cả các chốt, trục, lò xo, má phanh.

3. Bộ Encoder

Dây dẫn, đệm đàn hồi, nắp hộp bảo vệ, tiếng ồn khi hoạt động.

4. Kiếm cửa:

Khoảng cách cửa kiếm cửa và bánh xe Door lock, khoảng cách giữ kiếm và Sill cửa tầng, các phần nhô ra khác của cửa tầng.

5. Cửa tầng:

Các cao su chặn giới hạn cửa, bao che cửa, Door lock, che đầu cửa, Sill cửa tầng.

6. Guốc cửa:

Các Boulon định vị, độ mòn, căn chỉnh lại.

7. Thanh Safety-Shoes

Sự di chuyển, tiếng động khi chuyển động, các bouton định vị, tra dầu vào các bạc, vòng bi các khớp truyền động, Sw, dây dẫn, đầu nối.

8. Photocell, cảm biến cửa:

Sự tác động, độ nhạy…

9. Độ căng Cable tải:

Độ căng đều trên tất cả các sợi Cable tải. Cáp bù trừ.

10. Cable các loại (Cable tải, Governor, cửa…):

Sự rỉ sét, nổ, độ mòn. Vệ sinh cáp nếu cần thiết…

11. Dây Travelling cable:

Sự định vị hai đầu, điểm giữa. Độ chai cứng vỏ cable, các đấu nối, độ võng đáy buồng thang…

12. Các móng ngựa:

Sự gá lắp, độ nhạy, khoảng cách với cờ vị trí, các tay cờ…

13. Shoes Cabin, đối trọng:

Tiếng kêu, độ mòn, mặt tiếp xúc với Rail, căn chỉnh lại khoảng cách của Shoes, vệ sinh sạch sẽ. Thêm dầu bôi trơn.

14. Đối trọng:

Khung đối trọng, đầu cable, các Poid đối trọng, poulie cable, vòng bi Poulie, chặn poud đối trọng…

15.  Rail cabin, đối trọng:

Kiểm tra các boulon Bracket, nối Rail, các đà chịu lực….

16.  Máng điện, hộp nối dây:

Hộp nối cửa tầng, máng điện, các bảng điện, các đầu nối dây…

17.  Contac hố thang:

Sự gá lắp, sự tác động của Contac hố thang, các hộp giới hạn.

18.  Các thiết bị trên đầu cabin:

Boulon định vị buồng thang, khung cabin, các đầu nối cable, đèn E.Light. Bộ giám sát tải, lò xo cable tải và cable Governor…

19. Các thiết bị đáy Cabin:

Boulon định vị khung dưới buồng thang, các cao su giảm chấn…

20. Bộ phanh an toàn:

Sự gá lắp, các Poilie, độ nhạy, các Sw an toàn, má phanh, lò xo.

21. Hộp contac Cabin:

Sự tác động của các Contac DO, Fan, Light, Stop-Run, Norman…

22. Các hộp dầu bôi trơn:

Sự gá lắp, định vị, nứt vỡ, tim dầu…

23. Các Contac chạy tay:

Sự tác động của các contac chạy bằng tay, các đầu nối dây….

24. Các hộp giới hạn:

Sự gá lắp, khoảng tác động, các tiếp điểm, thông số về khoảng cách tác động theo tiêu chuẩn. Các bánh xe hộp giới hạn.

25. Quạt thông gió:

Các Boulon định vị, cao su giảm chấn, tiếng ồn khi hoạt động.

26. Các thiết bị dưới hố:

Bảng điện đáy hố, contact an toàn, đèn hố, bộ lò xo, Poid cable Governor, xích bù trừ….

27. Sự di chuyển Cable Governor, dây Cordon

Độ văng của Cable, dây Cordon khi thang chuyển động.

Độ võng của dây Cordon, khoảng cách đáy đối trọng.

 Thang máy cũng như một chiếc xe bạn đang đi, cũng cần chăm sóc, kiểm tra định kỳ để đảm bảo chiếc thang máy gia đình của bạn hoạt động ổn định và an toàn nhất! Việc cần thiết phải bảo trì thang máy định kì sẽ giúp thang máy hoạt động trơn chu, an toàn, ổn định, ngăn ngừa rủi ro tiềm tàng

Địa chỉ: 059 Kim Hoa – P. Kim Tân, TP. Lào Cai

Website: www.thangmaylaocai.vn

Email: thangmaylaocai@gmail.com

Công ty Thang máy Lên Vũ hân hạnh phục vụ quý khách!

thang-may-khong-phong-may

Thang máy không phòng máy và thang máy có phòng máy – Đâu là sự khác biệt?

Nhiều người không biết về thang máy không phòng máy và thang máy có phòng máy khi họ chọn lắp đặt thang máy. Làm thế nào để phân biệt hai loại thang máy này? Ưu nhược điểm của hai loại thang máy này là gì? Thang máy nào tốt hơn? Hãy theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây để tìm đáp án nhé!

THANG MÁY CÓ PHÒNG MÁY LÀ GÌ

Thang có phòng máy(thang máy có buồng máy) máy kéo sử dụng là loại có hộp giảm tốc trục vít hoặc loại không có hộp giảm tốc trục vít (Thường gọi là có hộp số hoặc không có hộp số). Loại thang máy máy kéo được đặt trong giếng thang hay còn gọi là hố pít và tủ điện được bố trí trước cửa tầng trên cùng. Thang máy có phòng máy sử dụng động có hoặc không có hộp số, kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm dịch tích xây dựng.

THANG MÁY KHÔNG PHÒNG MÁY LÀ GÌ?

Thang không phòng máy(thang máy không buồng máy) đúng như tên của loại thang này là thang máy không có phòng máy nên tiết kiệm đựoc chi phí xây dựng phòng máy phía trên.  Các thông số kỹ thuật còn lại như giếng thang và hố pít vẫn áp dụng như với thang máy có phòng máy(1200mm-1400mm theo TCVN về thang máy điện) và phần động cơ thay thế đó là sử dụng động cơ không hộp số được nhập khẩu trực tiếp từ các hãng nổi tiếng như: Montanari của Italia, FuJi, hay Mitsubishi của Nhật Bản… Trong thời gian gần đây loại thang máy này được áp dụng lắp đặt ở hầu hết các công trình nhà tư nhân, văn phòng mini… từ 3- 6 tầng. Chiều OH (chiều cao tầng cuối cùng) vẫn phải đảm bảo từ 4600mm trở lên tùy theo tải trọng của mỗi công trình.

Ưu điểm thang máy không phòng máy so với có phòng máy

So với thang máy có phòng máy, thang máy không phòng máy tiết kiệm diện tích và chỉ có xây dựng hệ thống bảo trì dưới máy chính.

Vì không cần phòng máy, hệ thống thang máy này mang lại lợi ích lớn hơn đối với cấu trúc và chi phí của căn nhà. Điều này cho phép các kiến ​​trúc sư linh hoạt và thuận tiện hơn trong thiết kế. Đồng thời mang lại cho các nhà thiết kế sự tự do hơn do việc hủy bỏ hệ thống phòng máy. Ngoài ra, chi phí xây dựng thang máy không phòng máy thấp hơn thang máy có phòng máy.

Do đặc thù của thiết kế tổng thể của một số ngôi nhà cổ và có giới hạn về chiều cao nhưng muốn lắp thang máy.Thì thang máy không phòng máy đáp ứng nhu cầu của loại nhà này, tối đa hóa không gian sử dụng cho gia chủ.

Lưu ý:

Đặc biệt, ở những nơi có danh lam thắng cảnh, yêu cầu không gian ngắm cảnh từ trên cao.  Nếu sử dụng thang máy không phòng máy, chiều cao của tòa nhà có thể ứng dụng một cách hiệu quả và tối đa.

Những nơi không tiện đặt phòng máy thang máy như khách sạn, tòa nhà phụ khách sạn,… đều có thể sử dụng thang không phòng máy.

Do động cơ của thang máy không phòng máy là động cơ không có hộp số. Và hoàn toàn không còn sử dụng kết cấu giảm tốc bằng bánh răng nên thang máy vận hành êm ái, ít ồn ào.

Như vậy, không chỉ trong gia đình mà trong các tòa nhà dân dụng. Thang máy không phòng máy cũng sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật.

Nhược điểm thang máy không phòng máy so với có phòng máy

Hạn chế của việc sử dụng thang không phòng máy

Sự liên kết cứng của động cơ chính và hiện tượng cộng hưởng truyền đến toa và ray dẫn hướng. Điều này ảnh hưởng lớn hơn đến toa và ray dẫn hướng. Do đó, sự tiện nghi của không phòng máy hiển nhiên yếu hơn so với có phòng máy. Do ảnh hưởng của hai mục này, thang máy không phòng máy không phù hợp với tốc độ cao trên 1,75m/s. 

Bên cạnh đó, do lực đỡ của thành palăng có hạn nên tải trọng của thang máy gia đình không phòng máy không được lớn hơn 2000kg. Tải trọng quá lớn thì thành palăng phải chịu lực quá lớn. Thành này thường có độ dày là 200mm đối với kết cấu bê tông cốt thép, bê tông gạch – thường là 240mm. 

Rất không phù hợp để chở trọng lượng quá lớn nên dạng thang không phòng máy dưới 1,75m/s và 2000kg có thể thay thế cho có phòng máy. Thang máy tốc độ cao với công suất lớn thì thang máy có phòng máy hiển nhiên tốt hơn thang máy không phòng máy.

Nhiệt độ trong thang máy không phòng máy

Lượng nhiệt thang không phòng máy tương đối lớn, trong khi khả năng chịu nhiệt độ cao hơn linh kiện điện tử kém. Thang máy có phòng máy và thang máy không có phòng máy hiện nay sử dụng máy tời kéo không hộp số đồng bộ nam châm vĩnh cửu, nhiệt độ của động cơ đồng bộ kích từ không được quá cao. Nếu không dễ gây ra hiện tượng “mất từ ​​tính”. 

Vì vậy, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành đã có quy định rõ ràng về nhiệt độ và lượng khí thải của phòng máy. Các bộ phận cấp nhiệt chính như máy chính của buồng máy đều nằm trong palăng. Do không có phương tiện làm mát và thoát khí tương ứng nên nhiệt độ của thang máy gia đình không phòng máy ảnh hưởng lớn hơn đến máy chính và tủ điều khiển.

Đặc biệt là các thang máy tham quan hoàn toàn trong suốt không phù hợp để lắp đặt. Trong thang máy không phòng máy, nhiệt tích tụ trong thang máy không thể thoát ra ngoài. Vì vậy, lựa chọn loại thang máy này bạn nên cân nhắc.

Chúng tôi hi vọng qua những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nắm rõ đuợc thế nào là thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy cũng như sự khác biệt của thang có phòng máy và thang không phòng máy. Nếu quý khách còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về thang máy vui lòng gọi đến số hotline 0838 67 9999 để được giải đáp.

thang-may-truc-vit-2

[Tư vấn] Có nên chọn mua thang máy trục vít không?

Thang máy trục vít được biết đến là dòng thang máy có tính thẩm mỹ cao nhất trên thị trường nên mặc dù có mức giá đắt đỏ lên tới hơn 1 tỷ đồng nhưng vẫn được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi quyết định chọn mua thang máy gia đình trục vít, khách hàng cần biết những thông tin quan trọng sau

Tìm hiểu về công nghệ trục vít

Thang máy trục vít là thang máy vận hành dựa trên động cơ điện, hệ thống trục vít và dây curoa. Nhờ có hệ thống bánh răng sẽ giúp cabin thang máy di chuyển lên xuống theo chiều hoạt động của động cơ một cách nhịp nhàng, an toàn.

Nguyên lý hoạt động của thang máy trục vít dựa trên cơ sở của sự ăn khớp, các bánh răng và hệ thống dây curoa sẽ hoạt động nhịp nhàng với trục vít quay, tạo nên sự đồng bộ, kéo cabin di chuyển lên xuống theo yêu cầu.

Ưu điểm của thang máy gia đình trục vít

– Không có cabin, chỉ sử dụng bàn nâng nên tạo cảm giác thông thoáng.

– Pin tích điện làm việc hiệu quả nên nếu gặp sự cố mất điện đột ngột trong quá trình hoạt động thì nguồn điện tích trữ sẽ được sử dụng để đưa thang máy đến vị trí tầng gần nhất, cửa mở để người bên trong di chuyển ra ngoài.

Thang máy gia đình trục vít không yêu cầu diện tích hố thang quá lớn bởi công nghệ trục vít có thể tích hợp hố thang bằng kính hoặc tấm thép.

– Không cần lắp đặt phòng máy, các trang thiết bị, máy kéo, tủ điện… bởi tất cả đều được tích hợp trong giếng thang. Điều này giúp thang máy trục vít phát huy tối đa số tầng trong nhà ở nhờ việc không tốn không gian và diện tích cho phòng máy. Thích hợp với những ngôi nhà thấp tầng, từ 6 tầng trở xuống.

– Tính thẩm mỹ cao, phát huy tối đa giá trị thẩm mỹ của công trình xây dựng.

Bên cạnh ưu điểm nổi bật, thang máy trục vít còn có một số nhược điểm sau:

– Tốc độ di chuyển nói chung của thang máy trục vít thường thấp hơn so với các dòng thang máy khác. Tốc độ của thang máy trục vít hiện nay chỉ khoảng 0.15m/s. 

– Độ ồn phát ra lớn do hoạt động của trục vít. Vì vậy, nó không phù hợp để lắp đặt trong những ngôi nhà có diện tích nhỏ, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của các thành viên. 

– Thường xuyên phải bảo trì, bảo dưỡng và thay thế linh kiện. 

Lên Vũ – Địa chỉ lắp thang máy trục vít hàng đầu tại Lào Cai

Hiện nay, thang máy gia đình trục vít nằm trong top những thang máy đắt đỏ nhất trên thị trường. Mức đầu tư cho dòng thang này lên tới hơn 1 tỷ đồng. Bao gồm các loại chi phí: chi phí mua, chi phí thi công/ lắp đặt/ cải tạo, chi phí bảo trì bảo dưỡng thang máy và chi phí kiểm định trong vòng 1 năm.

Sử dụng thang máy mang tới lợi ích to lớn cho con người trong nhiều hoạt động. Thang máy trục vít với những đặc trưng riêng của mình cũng là một trong những dòng sản phẩm chất lượng đang nhận được sự chú ý, chọn mua của nhiều đối tượng người dùng. 

Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt thang máy, liên hệ ngay cho chúng tôi theo số hotline: 0838 679999

thang-may-benh-vien-lao-cai-3

Tiêu chuẩn và lưu ý khi lắp thang máy bệnh viện tại Lào Cai

Lắp đặt thang máy dù trong gia đình hay bệnh viện đều luôn có những tiêu chuẩn chung, nhưng do trong bệnh viện cũng có những đặc thù nhất định nên tiêu chuẩn vì thế có phần khác. Cùng Lên Vũ tìm hiểu về tiêu chuẩn này nhé!

Tiêu chuẩn thang máy bệnh viện

Thang máy được lắp đặt trong bệnh viên với mục đích chủ yếu để vận chuyển bệnh nhân (giường bệnh), thiết bị y tế trong bệnh viện… Do đó thang máy vẫn tuân theo tiêu chuẩn giống như thang máy gia đình, thang máy tải hàng,…

Tại Việt Nam thang máy khi lắp đặt phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thang máy: TCVN 6396-50:2017, TCVN 6396-28:2013, TCVN 6905: 2001…

  • Tải trọng (trọng lượng tải) của thang máy: Trung bình 10-24 người/ chuyến, trọng tải từ 750Kg trở lên.
  • Cabin: Diện tích cabin phải rộng, tất cả thang máy đều có thể để được giường bệnh đơn, một số bệnh viện sẽ lắp thang ưu tiên có sức chứa lớn để chở y tá, điều dưỡng, người nhà và một số thiết bị khác khi cần trong quá trình vận chuyển bệnh nhân.
  • Vận tốc: 0,5m/s đến 1,75m/s.
  • Độ sáng: Vừa đủ, thường sẽ thấp hơn ánh sáng sử dụng trong gia đình, chung cư.
  • Lan can: Nên lắp thêm bộ phận chống va đập.

Tiêu chuẩn kỹ thuật thang máy bệnh viện có phòng máy

  • Tải trọng = 1000 kg; Tốc độ = 60 – 90 m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1000 mm x 2100 mm; Cabin AA x BB = 1100 mm x 2100 mm; Hố thang AH x BH = 1900 x 2550 mm; OH/ Pit = 4200/ 1400 – 4400/1500 mm.
  •  Tải trọng = 1350 kg; Tốc độ = 60 – 90 m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1100 mm x 2100 mm; Cabin AA x BB = 1300 mm x 2300 mm; Hố thang AH x BH = 2100 x 2800 mm; OH/ Pit = 4200/ 1400 – 4400/1500 mm.
  •  Tải trọng = 1500 kg; Tốc độ = 60 – 90 m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1200 mm x 2100 mm; Cabin AA x BB = 1400 mm x 2300 mm; Hố thang AH x BH = 2200 x 1500 mm; OH/ Pit = 4200/ 1400 – 4400/1500 mm.

Tiêu chuẩn kỹ thuật thang máy bệnh viên không có phòng máy

  • Tải trọng = 1000 kg; Tốc độ = 60 – 90 m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1000 mm x 2100 mm; Cabin AA x BB = 1100 mm x 2100 mm; Hố thang AH x BH = 2000 x 2550 mm; OH/ Pit = 4200/ 1400 – 4400/1500 mm.
  • Tải trọng = 1350 kg; Tốc độ = 60 – 90 m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1100 mm x 2100 mm; Cabin AA x BB = 1300 mm x 2300 mm; Hố thang AH x BH = 2300 x 2800 mm; OH/ Pit = 4200/ 1500 – 4400/1500 mm.
  • Tải trọng = 1500 kg; Tốc độ = 60 – 90 m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1200 mm x 2300 mm; Cabin AA x BB = 1400 mm x 2300 mm; Hố thang AH x BH = 2300 x 2800 mm; OH/ Pit = 4200/ 1500 – 4400/1500 mm.

Lưu ý khi lắp đặt thang máy trong bệnh viện

Bệnh viện là nơi có tần suất sử dụng thang máy liên tục, đặc biệt cần sự ổn định nhẹ nhàng, êm ái. Vì vậy cần tuyệt đối tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn an toàn thang máy khi lắp đặt.

Thang máy cần phải được lắp đặt, nghiên cứu và nghiệm thu bởi công ty chuyên môn, được cấp chứng nhận. Bộ phận lắp đặt thang máy quan trọng (động cơ, hộp điều khiển) cần có giấy kiểm định và chứng nhận từ cơ quan chức năng.

Thang máy cần được bảo trì và kiểm tra liên tục, nên được trang bị các hệ thống an toàn, chống kẹt, điện dự phòng, hệ thống cứu hộ tự động…

Đơn vị lắp thang máy bệnh viện tại Lào Cai

Công ty thang máy Lên Vũ tự tin là một nhà cung cấp, lắp đặt thang máy bệnh viện uy tín, có năng lực, có kinh nghiệm trên thị trường.

Chúng tôi luôn sẵn sàng, hỗ trợ và giải đáp miễn phí mọi thắc mắc, khó khăn của quý khách khi tìm hiểu về thang máy bệnh viện tại Lào Cai.

thang-may-kinh-cuong-luc-lao-cai-3

Ưu, nhược điểm của thang máy kính cường lực

Thay vì sử dụng các vách thang với vật liệu truyền thống như inox, thì ngày nay thang máy sử dụng vách thang là kính cường lực ngày càng phổ biến. Thang máy kính cường lực mang lại sự hiện đại, tinh tế, sang trọng và thể hiện không gian đa sắc đa chiều, thu hút ánh nhìn. Vậy thang máy kính cường lực có những đặc điểm và các ưu/ nhược điểm cụ thể như thế nào?

Khi nào nên dùng thang máy kính cường lực

  • Thang máy được lắp bên ngoài nhà hoặc nếu vị trí đặt thang ở giữa công trình thì phải là ở một không gian lớn thường là ở các trung tâm thương mại. Như thế sẽ có tầm và cảnh để quan sát khi sử dụng, mới phát huy hết các gọi là thang máy quan sát.
  • Lắp thang máy gia đình kính cường lực nếu công trình được thiết kế theo phong các hiện đại, nội thất có sử dụng nhiều vật liệu kính làm trang trí.
  • Cho mục đích lấy thoáng, lấy sáng: Tuy nhiên với mục đích lấy sáng cũng không hiệu quả là bao do phần đỉnh hố thang đã đặt các thiết bị như máy kéo, tủ điện chính vì thế ánh sáng từ trên xuống ít và yếu.

Ưu điểm thang máy kính cường lực

  • Thang máy kính cường lực có tính thẩm mỹ cao, thiết kế đẹp mắt, gây ấn tượng với người sử dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
  • Thang máy được được thiết kế theo phong cách hiện đại, hài hòa với nhiều loại công trình, kiến trúc.
  • Thang máy kính cường lực trong suốt sẽ tạo cho người dùng tầm nhìn thoáng, view đẹp cho cả người trong và ngoài thang máy.
  • Với thang máy kính cường lực, bằng sự trong suốt của mặt kính, khi thang máy gặp sự cố, người trong thang có thể nhìn ra bên ngoài, tránh hoảng loạn. Người bên ngoài dễ dàng quan sát tình hình người bên trong và có phương án trợ giúp tốt nhất.
  • Ngoài ra, thang máy kính đặc biệt phù hợp với những người mắc hội chứng sợ không gian kín.
  • Thang máy kính cường lực phù hợp lắp đặt với mọi công trình, kiến trúc

Nhược điểm

  • Thang máy kính có một nhược điểm lớn nhất là vệ sinh kính. Kính dễ bị bám bụi bẩn, như vậy việc vệ sinh mất thời gian và công sức.
  • Độ trong suốt của cửa thang bằng kính làm “lộ ra” những cấu tạo bên trong có khả năng gây mất thẩm mỹ trong một số trường hợp.
  • Do vật liệu kính cường lực thường đắt hơn inox và cần chú ý tối đa trong quá trình vận chuyển nên thang máy cửa kính thường có giá cao hơn thang máy cửa inox hoặc các vật liệu khác.

Lưu ý nhỏ giúp thang máy kính đẹp hơn

  • Khi đã quyết định làm thang máy bằng kính cường lực thì hố thang nên dùng kết cấu khung thép thay vì dựng cột bê tông. Khi đó, đứng bên ngoài nhìn vào lòng hố thang máy sẽ trông thẩm mỹ hơn.
  • Kính ốp xung quanh hố thang nên dùng loại kính mờ để hạn chế tầm nhìn vào các thiết bị bên trong hố.
  • Phần nóc cabin và đỉnh cabin thang nên làm chụp trang trí, bố trí bóng điện trang trí càng tốt.

Lên Vũ – Đơn vị cung cấp, lắp đặt thang máy kính cường lực tại Lào Cai

Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt thang máy kính cường lực tại Lào Cai hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình.

Lên Vũ tự hào là đơn vị đầu tiên tại Lào Cai cung cấp đầy đủ các dịch vụ lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thang máy chuyên nghiệp, tận tâm.

thang-may-gia-dinh-5-tang-3

Tư vấn lắp đặt thang máy gia đình 5 tầng tại Lào Cai

Có nên lắp đặt thang máy gia đình 5 tầng không? Ngày hôm nay Lên Vũ Lào Cai xin được tư vấn cho các bạn về việc này.

Có nên lắp đặt thang máy gia đình 5 tầng không?

Với ngôi nhà 5 tầng thì việc lắp đặt thang máy là vô cùng cần thiết vì:

An toàn, tiện lợi

Việc di chuyển giữa các tầng là rất vất vả và khó khăn với đối tượng là người già và trẻ nhỏ. Cầu thang bộ tiềm ẩn nguy cơ trơn trượt, tốn công sức và thời gian.

Lắp đặt thang máy cho gia đình 5 tầng giúp di chuyển nhanh chóng, tiện lợi chỉ với vài thao tác.

Tầng trên cùng được sử dụng hiệu quả triệt để

Thông thường thì tầng trên cao có lẽ là chỉ để đồ dùng hoặc để trống, nhưng nhờ có sự hỗ trợ của thang máy trong di chuyển thì tầng 5 có thể là không gian sống hoặc sinh hoạt cho cả gia đình.

Nâng cao giá trị thẩm mỹ

Ngày nay thang máy không chỉ để chuyên chở mà còn trở thành biểu tượng của lối sống đẳng cấp.

Tư vấn lắp đặt thang máy gia đình 5 tầng

Vị trí lắp đặt

Tùy vào thiết kế của mỗi ngôi nhà mà bạn có thể lắp đặt ngoài trời, trong nhà(giữa nhà, góc nhà,…)

Nguồn gốc xuất xứ

Thang máy liên doanh là thang máy mà một phần linh kiện, thiết bị được sản xuất trong nước, phần còn lại được nhập khẩu.

Thang máy nhập khẩu là thang máy nguyên đai nguyên kiện được nhập từ nước ngoài về. Công bằng mà nói, chất lượng của dòng thang máy nhập khẩu với chứng nhận quốc tế luôn cao hơn dòng liên doanh. Chính vì thế mà giá thành cũng cao hơn.

Tải trọng

Tùy theo số lượng thành viên trong gia đình mà các bạn có thể lựa chọn mức tải trọng phù hợp:

– Gia đình có từ 2-4 thành viên: chọn thang máy gia đình 5 tầng có tải trọng 300kg

– Gia đình có từ 5-7 thành viên: 400 – 500kg

– Gia đình có từ 7-9 thành viên: 525-630kg

Nếu chọn tải trọng vượt mức sử dụng thì sẽ gây lãng phí và ngược lại nếu tải trọng nhỏ hơn mức sử dụng thì sẽ không đảm bảo về an toàn và bất tiện.

Đơn vị lắp đặt thang máy gia đình 5 tầng tại Lào Cai

Lên Vũ là đơn vị thi công lắp đặt thang máy hàng đầu tại Lào Cai và các tỉnh Tây Bắc lân cận. Với năng lực của mình, chúng tôi tự tin cung cấp những giải pháp tối ưu, công nghệ tiên tiến nhằm mang lại sự an toàn, tính thẩm mỹ, hiện đại cho gia chủ.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 59 Kim Hoa, Phường Kim Tân, TP Lào Cai

Hotline: 083 867 9999

camera-thang-may-2

Lợi ích khi lắp đặt camera trong thang máy

Lắp đặt camera cho thang máy là một trong những cách giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng tốt nhất. Từ đó, giúp quan sát được người lạ ra vào tòa nhà để có biện pháp xử lý, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Để đảm bảo sự an toàn thông tin khi thiết kế cầu thang máy gia đình và sử dụng camera thang máy cần đặc biệt chú ý những điều sau:

1. Giúp tránh khỏi những nguy hiểm rình rập

Như chúng ta đã biết, thang máy thường được thiết kế với cabin là một không gian kín nhằm mang tới độ an toàn cao mỗi khi chúng ta sử dụng cho nhu cầu đi lại của mình. Tuy nhiên, chính đặc điểm không gian kín đó khiến việc sử dụng thang máy đôi khi gặp những nguy hiểm rình rập, nhất là khi chúng ta gặp phải người bất lợi dụng sự kín đáo đó của thang máy để làm những việc trái pháp luật.

Tình trạng cướp giật diễn ra trong cabin thang máy không phải chưa từng xảy ra. Và những hành động đó trước tiên gây tổn hại về tài sản, của cải của con người, đó là còn chưa kể tới những tổn hại về tinh thần, con người. Tuy nhiên, với việc sử dụng camera trong thang máy vừa giúp kiểm soát mọi hoạt động trong thang máy mà cũng là cách khiến những tên tội phạm dè chừng, ít ra tay thực hiện hành động phạm tội của mình hơn. Chính điều đó giúp bảo vệ con người cũng như tài sản tốt hơn rất nhiều.

Khi mọi diễn biến xảy ra trong thang máy được ghi nhận lại thông qua camera quan sát sẽ giúp chúng ta có thể an tâm hơn mỗi khi sử dụng thiết bị này. Hạn chế trộm cắp, có hình ảnh và chứng cứ để truy bắt tội phạm khi cần thiết,… sẽ giúp bảo vệ lợi ích, quyền lợi của mỗi người tốt hơn.

2. Nắm bắt thông tin dễ dàng

Một thiết bị thang máy hoặc thang máy gia đình khi được đưa vào sử dụng chất lượng cao cũng không thể tránh được những tình huống không may có sự cố không mong muốn xảy ra. Trong trường hợp  này, một thiết bị thang máy có trang bị sẵn camera giúp chúng ta có thể quan sát mọi diễn biến trong thang máy, nắm bắt thông tin chính xác để chủ động hỗ trợ người bên trong thang máy xử lý tình huống không mong muốn gặp phải.

Việc có thể biết được tình hình thực tế, cảnh báo người bên trong thang máy nên làm gì, không nên làm gì giúp việc xử lý tình huống, khắc phục sự cố được diễn ra thuận lợi, dễ dàng và bảo vệ tốt hơn cho tính mạng của con người. Những thiệt hại, tổn thương về người sẽ giảm đi đáng kể khi được trang bị sử dụng camera quan sát trong thang máy.

Lắp đặt camera trong thang máy nên chọn những dòng camera nào sao cho phù hợp ?

Bạn nên lựa chọn những dòng camera nào trong thang máy sao cho quan sát được hiệu quả :

  • Bạn nên lựa chọn dòng camera có góc nhìn rộng với độ nhạy sáng cực thấp , vì sao lại lựa chọn dòng này ? Vì lựa chọn dòng góc rộng cho ta quan sát được rộng hơn vì trong một thang máy với độ trần rất thấp dẫn đến lắp một chiếc camera góc nhìn hẹp và không bao quát được hết . Còn độ nhậy sáng thấp dẫn đến khi trong thang máy kể cả ánh sáng yến dẫn đến camera vẫn có mầu độ sắc nét tốt .
  • Lựa chọn dòng camera dome ốp trần gọn và nhỏ . Vì lắp những dòng này gọn và nhỏ đẹp .
  • Nên lựa chọn dòng camera dome ốp trần nhưng không có khả năng vặn chỉnh góc nhìn hay là xê lệch góc , tránh trường hợp xấu và vẫn đảm bảo được an ninh cho người trong thang máy .
  • Sử dụng dây tín hiệu camera chuyên dụng cho thang máy

Trên đây là một số lý do mà bạn nên lắp đặt camera cho tháng máy của mình. Việc ghi hình, quan sát sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày.

loi-thang-may-chu-e-2

[KIẾN THỨC] Thang máy hiện chữ E là lỗi gì và cách khắc phục

Khi sử dụng thang máy bạn có thể sẽ xuất hiện lỗi chữ E trên bảng điều khiển. Vậy đây là lỗi gì và cách khắc phục ra sao? Cùng Lên Vũ Lào Cai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thang máy hiện chữ E là lỗi gì?

Chữ E có tên đầy đủ là Error có nghĩa là lỗi trong tiếng Anh. Thông thường khi hiện lỗi này, đằng sau sẽ có thêm các ký tự, chứa các mã lỗi khác nhau.

Nhờ các mã lỗi này, kỹ thuật có thể nhanh chóng xác định được nguyên nhân, sự cố của thang máy. Mặc dù có nhiều hãng và loại thang máy, tuy nhiên thì bảng lỗi chúng được quy định cũng tương tự nhau, và thông thường sẽ kiểm tra theo mã lỗi trước.

Bảng danh sách các lỗi chữ E thang máy phổ biến nhất.

Có khá nhiều ký tự báo lỗi khác nhau mà thang máy có thể gặp phải. Trong đó một số báo lỗi chữ E thường gặp dưới đây để bạn có thể hiểu rõ hơn. 

– Lỗi E8: Lỗi truyền thông do nhiễu tín hiệu

– Lỗi E10, E11, E12: Swith buộc giảm tốc dưới và trên không đúng vị trí

– Lỗi E20: Lỗi bảo vệ trượt khi thang máy vận hành

– Lỗi E21: Lỗi quá nhiệt động cơ

– E19, E37: Kẹt cửa, cửa mở lâu không đóng, cửa gặp vật cản, tiếp điểm cửa không ăn.

– Lỗi E2: Cửa của thang máy bị hở mạch do tiếp điểm cửa hay dây điện bị đứt.

– Lỗi E3, E4: Thang máy thực hiện di chuyển lên, xuống bị quá hành trình

– Lỗi E5, E6: Khoá cửa thang máy không mở, không đóng được khi cửa không ở vị trí mở sau khi nhận được tín hiệu. 

– Lỗi E22: Lỗi đảo động cơ do động cơ bị trượt liên tục trong 0.5s

– Lỗi E23, E24: Lỗi tốc độ thang máy

– Lỗi E30: Lỗi vị trí bằng tầng

– Lỗi 60: Tiếp điểm contactor bị ngắt kết nối

– Lỗi E61: Lỗi tín hiệu khởi động

– E74 : Lỗi bộ hãm

– Lỗi E75: Đứt cầu chì

– Lỗi E27, E28: Lỗi cảm biến bằng tầng

– E77: Lỗi lệch tốc độ, thời gian tăng tốc quá ngắn, quá tải

– Lỗi E82: Lỗi Ecodor

– Lỗi E32: Mạch an toàn bị hở khi thang máy hoạt động

– Lỗi E35, E36: Lỗi contactor

– E45: Lỗi relay mở cửa trước

– Lỗi E49: Lỗi truyền thông không do lỗi tín hiệu.

Cách xử lý lỗi E thang máy dành cho người sử dụng

Đối với người sử dụng thang khi xuất hiện sự cố mã lỗi chữ E thang máy cần bĩnh tĩnh. Sau đó gọi điện cứu hộ thông qua nút Intercom hoặc gọi số hotline của công ty bảo trì. 

Lưu ý không được tự ý mở tủ điện tìm lỗi E khiến việc sửa chữa thang máy gặp khó khăn hơn và không đảm bảo an toàn.

Trên đây là thông tin kiến thức về lỗi chữ E trên thang máy, hy vọng thông tin này giúp các bạn có thêm kiến thức để xử lý tình huống lỗi khi sử dụng thang máy. Nếu thang máy nhà bạn xuất hiện chữ E trên bảng điều khiển hãy liên hệ ngay với Hotline của Lên Vũ Lào Cai để được hỗ trợ nhanh nhất.

quy-dinh-thang-may-2

Quy định, tiêu chuẩn quan trọng về thang máy gia đình bạn cần biết

Để luôn đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng, quy định về thang máy gia đình đã được nhà nước ban hành trong thông tư 15/2018/TT-BLĐTBXH. Đây là thông tư về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình”. Bài viết này sẽ tóm tắt những quy định và tiêu chuẩn cơ bản nhất mà mỗi thang máy gia đình cần tuân theo.

1. Bộ tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN)

Đây là những tiêu chuẩn được nhà nước ban hành, trước khi đưa vào sử dụng, thang máy gia đình cần được kiểm định và thông qua các tiêu chuẩn sau:

  • TCVN 5744: 1993 Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng
  • TCVN 5866: 1995 Thang máy – Cơ cấu an toàn cơ khí
  • TCVN 6904: 2001 Thang máy điện – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
  • TCVN 6905: 2001 Thang máy thuỷ lực – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
  • TCVN 6395:2008 Quy chuẩn thang máy gia đình
  • TCVN 6396-28: 2013 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy

2. Về thiết kế và lắp đặt thang máy

  • Diện tích sàn cabin thang máy gia đình không lớn hơn 1.6 m2, kích thước các cạnh của cabin không được nhỏ hơn 600mm
  • Hành trình của thang không vượt quá 15m. Hành trình của thang máy được tính từ mặt sàn cửa tầng thang máy đầu tiên lên đến sàn cửa thang trên cùng.
  • Tải trọng thang không nhỏ hơn 200kg/ m2 sàn cabin. Tải trọng tối thiểu là 115kg. 
  • Khi cabin dừng ở tầng thấp nhấp thì khoảng cách từ phần thấp nhất của đáy cabin xuống đến giảm chấn không được nhỏ hơn 250mm và không được lớn hơn 750mm.
  • Khoảng cách theo phương ngang giữa cabin và vách hố thang máy, khoảng cách giữa cabin với đối trọng không nhỏ hơn 20mm
  • Khoảng cách giữa sill cửa tầng và sill cabin không lớn hơn 30mm
  • Chiều cao cửa thang máy gia đình phải lớn hơn hoặc bằng 1850mm
  • Chiều thông thủy cabin không nhỏ hơn 2m
  • Nhiệt động trong phòng máy phải trong mức từ 5oC đến 40 độ C

3. Về nghiệm thu thang máy

Thang máy sau khi được lắp đặt xong, được cho chạy thử và tiến hành kiểm định an toàn và cấp phép sử dụng sau đó là nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư, các hạng mục nghiệm thu là:

  • Tải trọng, thiết kế thang máy
  • Tốc độ, định mức thang máy
  • Kích thước cabin, kích thước cửa thang
  • Độ chính xác khi dừng tầng
  • Độ ổn định của các thiết bị an toàn, hệ điều khiển

4. Về kiểm định an toàn

Thang máy gia đình trước khi đưa vào sử dụng chính thức phải được kiểm định an toàn. Quy trình kiểm định định kỳ hay bất thường phải theo quy trình do Bộ Lao động – Thương binh Xã hội ban hành.

  • Chu kỳ kiểm định không quá 3 năm
  • Với những thang máy đã cũ, sử dụng thời gian trên 10 năm thì phải kiểm định 2 năm 1 lần
  • Trong trường hợp thang máy có dấu hiệu hỏng hoặc trục trặc thì chu kỳ kiểm định có thể ngắn hơn mức quy định.

Trên đây là những quy định chi tiết về thang máy gia đình mà chủ công trình và đơn vị thi công cần xem xét để thực hiện theo nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng. Bên cạnh đó, bạn nên chọn một đơn vị lắp đặt uy tín với nhiều năm kinh nghiệm để quá trình lắp đặt được thuận lợi hơn.

Nếu bạn đang cần một đơn vị lắp đặt thang máy tại Lào Cai hãy liên hệ ngay tới số HOTLINE 0838 67 9999 để Lên Vũ hỗ trợ bạn tốt nhất.

bao-tri-thang-may-1

Những dấu hiệu nhận biết thang máy cần được bảo trì

Để đảm bảo sự an toàn cho người dùng cũng như để thang máy hoạt động tốt, độ bền cao thì bạn cần bảo trì thang máy thường xuyên. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn “bắt bệnh” cho thang máy nhà mình.

1. Thang máy đã hoạt động trên 20 năm

Theo các chuyên gia thang máy đã nghiên cứu thì theo năm tháng sử dụng thì trong quá trình sử dụng thang máy sẽ có sự hao mòn, hư tổn nhất định. Vì vậy khi thang máy hoạt động trên 20 năm sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu hư hỏng. Đây là thời gian bắt buộc cần thực hiện bảo trì thang máy. Nếu không tiến hành bảo trì sản phẩm, chất lượng thang máy sẽ bị suy giảm đáng kể. Thậm chí, thang có thể phát sinh sự cố gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của bạn.

2. Thang máy chạy chậm hoặc gây ra tiếng ồn lớn

Thang máy khi vận hành gây ra tiếng ồn lớn không chỉ gây khó chịu cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng tới việc sinh hoạt của những người xung quanh gia đình.

Khi thang máy gia đình chạy chậm hoặc gây ra tiếng ồn lớn có thể nguyên nhân là do hệ thống cáp tải thiếu dầu bôi trơn hoặc nghiêm trọng hơn, có thể một trong số các bộ phận của thang máy đang hư hỏng cần bảo trì, bảo dưỡng. Đừng chủ quan, nếu bỏ qua dấu hiệu này có thể thang máy của bạn sẽ bị sự cố bất cứ lúc nào.

3. Mất tín hiệu điều khiển

Nguyên nhân thường gặp là do côn trùng, chuột, gián chui vào tủ điện, phòng máy, hố pít và cắn đứt dây tín hiệu.

Tín hiệu bị nhiễu cũng có một phần nguyên nhận do dây tín hiệu và dây nguồn đi chung, không được bọc cẩn thận. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này có thể dẫn tới hỏng bo mạch.

4. Điều khiển dừng không đúng tầng

Một ví dụ đơn giản, bạn ấn nút di chuyển từ tầng 1 lên tầng 4 nhưng thang máy lại di chuyển thẳng lên tầng 5 mà không dừng lại ở tầng 4. Hoặc hoạt động đóng mở cửa không thực hiện được.

Nếu bạn vẫn còn trong thang máy hãy bình tĩnh và gọi điện cho kỹ thuật tới hỗ trợ.

5. Thang máy rung lắc

Bước vào những chiếc thang máy cũ, điều làm bạn khó chịu nhất chính là tiếng ồn động cơ, tiếng cáp tải kêu cót két, hoặc rung lắc trong quá trình vận hành. Những dấu hiệu trên cho thấy thang máy đã bị lão hóa và cần phải sửa chữa ngay.

Khi thang máy nhà bạn xuất hiện một trong những lỗi trên hoặc tương tự, hãy liên hệ ngay tới dịch vụ bảo trì thang máy của Lên Vũ để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.